Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào?

20/09/2021
Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào?
818
Views

Hình thức mua hàng qua livestream đã không còn xa lạ từ lâu. Người mua bị thu hút bởi livestream do sựu tiện lợi trong mua sắm và giá rẻ. Tuy nhiên hình thức này cũng tiềm ẩn những rủi ro vì giá rẻ có thể đi kèm với hàng giả, kém chất lượng. Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015;

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Như thế nào là bán hàng giả?

Dịch Covid-19 khiến các giao dịch truyền thống giảm; các sàn thương mại điện tử bùng nổ số lượng đơn hàng. Tuy nhiên lợi dụng tình trạng này; nhiều đối tượng đã lập các tài khoản facebook, zalo quảng cáo, livestream (phát sóng trực tiếp) hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém lừa đảo người tiêu dùng.

Hàng giả, hàng giả hiệu hay hàng nhái là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính tông với mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng rồi bán ra thị trường để gạt người tiêu thụ để thu lời.

Hàng giả có phẩm chất kém, không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm soát về phẩm chất của xí nghiệp; hay tiêu chuẩn an toàn của chính phủ. Các loại mặt hàng được làm giả cũng rất đa dạng như thực phẩm, thuốc men, quần áo,….

Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào?

Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đã quy định các mức xử phạt tương ứng đối các hành vi vi phạm.

Theo đó, trường hợp người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng.

Mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi này lên đến 50 triệu đồng; đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Trường hợp hàng hóa vi phạm là thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc; nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế thì mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định nêu trên.

Ngoài ra, còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật; hoặc buộc tiêu hủy tang vật và phải nộp lại số lợi từ hành vi kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm?

Các hình thức xử phạt chính:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.

Trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Buôn bán là gì?

Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận