Xin chào Luật sư. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến đất đai, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là đầu năm 2020 tôi có mua một miếng đất, và được cấp sổ đỏ bởi UBND huyện từ năm 2007, tôi tiến hành làm thủ tục pháp lý chuyển nhượng và tiến hành xây nhà trên đất đã mua đó. Sự việc này có sự công chứng và đo đạc của các cơ quan có thẩm quyền và địa chính xã, công chứng hợp đồng mua bán tại UBND xã số thửa 10A, nhà hiện nay đang đi vào khâu hoàn thiện. Đến tháng 9 năm 2020 thì có một gia đình đến đòi đất và họ cũng có giấy chứng nhận quyền sử dụng do UBND cấp huyện cấp năm 2004 thửa 09. Nay tồn bộ số tiền, vốn liếng của tôi đều dùng để xây nhà mà hiện tại nhận được tin UBND tra soạt lại nên tôi rất hoang mang. Tôi không biết rằng sẽ giải quyết trường hợp 1 thửa đất cấp 2 sổ đỏ như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung dưới đây, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những vướng mắc.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ Sổ hồng là gì?
Sổ đỏ là thuật ngữ người ta thường dùng để gọi tên các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc của giấy chứng nhận. Luật đất đai chưa quy định về Sổ đỏ và Sổ hồng.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Vậy Sổ đỏ là giấy chứng nhận có bìa đỏ. Sổ hồng bao gồm sổ hồng cũ (trước ngày 10/12/2009) và sổ mới màu hồng cánh sen.
Sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của giấy chứng nhận.
Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?
Giá trị pháp lý
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.
Giá trị thực tế
Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở,… quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tại Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.
Như vậy, dựa vào những quy định và phân tích như trên thì có sự so sánh, phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng cụ thể như sau:
Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Giải quyết trường hợp 1 thửa đất cấp 2 sổ đỏ như thế nào?
Tại Khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó”.
Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận không được phép cấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cùng một thửa đất cho cùng một người sử dụng đất.
Trường hợp của bạn khi một mảnh đất có hai Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần biết rõ hơn về nguồn gốc của việc tạo lập và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thì mới có thể tư vấn một cách chính xác; cụ thể như:
– Đất do sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp;
– Đất được cấp tái định cự;
– Đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.
Bởi lẽ, về nguyên tắc, gia đinh đình bạn được cấp Giấy chứng nhận sau và nếu việc cấp Giấy chứng nhận trước đó cho chủ thể khác là đúng thì Giấy chứng nhận của gia đình bạn sẽ bị thu hồi.
Trong sự việc này, chúng tôi cho rằng, việc này có dấu hiệu vi phạm từ cấp cơ sở có dấu hiệu của việc che dấu hành vi sai phạm. Việc cấp Giấy chứng nhận thuộc trường hợp trên đều bị coi là trái pháp luật và Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thủ tục thu hồi sổ đỏ đã cấp. Tuy nhiên, khi người được cấp sổ đỏ trái pháp luật đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai thì không được tiến hành thu hồi sổ đỏ đã cấp nữa. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật bị xử lý theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Luật Đất đai 2013. Theo đó:
+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
Việc xử lý thiệt hại do việc cấp giấy chứng nhận pháp luật gây ra thực hiện theo quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân.
Do đó, để xử lý trong trường hợp này người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra toà án có thẩm quyền và yêu cầu huỷ giấy chứng nhận đã cấp sai.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục làm sổ hồng khi mua nhà giấy tay năm 2023 như thế nào?
- Trình tự, thủ tục cấp sổ hồng cho người nước ngoài năm 2023
- Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán không có sổ hồng
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Giải quyết trường hợp 1 thửa đất cấp 2 sổ đỏ như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về mức phí tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền hiện nay cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.
Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị