Những vấn đề về tài sản trong hôn nhân luôn luôn nhận được sự quan tâm lớn trong xã hội. Để đảm bảo sự công bằng, hợp pháp đã có rất nhiều quy phạm pháp luật được ra đời để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan. Cụ thể có thắc mắc như sau về việc trả lại tiền lương của chồng khi ly hôn.
“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Vợ chồng làm cùng cơ quan, tôi giữ lương của cả hai. Nay có người phụ nữ khác, anh đơn phương ly hôn, đòi 2/3 số tiền lương đã cầm của anh, khoảng 700 triệu đồng. Tiền lương góp chung 6 năm qua, theo thoả thuận, tôi đều sử dụng để lo cho nhu cầu của gia đình. Tôi có trách nhiệm phải trả lại cho chồng tôi số tiền đó không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật dân sự 2015
Nghị định 126/2014/NĐ-CP
Quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng
Theo điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng; hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình; thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy, ta có thể nhận thấy số tiền lương mà chồng bạn làm ra trong thời kỳ hôn nhân này sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Cùng với đó, bạn cũng đã dùng số tiền đó để chăm lo cho gia đình, đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.
Có phải trả lại tiền lương của chồng khi ly hôn không?
Về vấn đề trả lại tiền lương của chồng khi ly hôn, ta căn cứ vào quy định về sở hữu chung tài sản của vợ chồng tại điều 213, Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”
Nhận định
Như vậy, theo quy định vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếu hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Ngoài ra, khi mới kết hôn, vợ chồng đã có thỏa thuận về việc để bạn nhận và giữ lương của anh ấy. Tuy là thỏa thuận bằng miệng như sự việc đã diễn ra nhiều năm; chồng bạn cũng không có ý kiến nên có thể hiểu rằng thỏa thuận này là đã tồn tại hợp pháp. Khi xem xét giải quyết vụ việc, bạn hoàn toàn có thể chứng minh bằng việc: sự việc này đã được thỏa thuận và diễn ra nhiều năm nay, không ai phải đối; điều đó đồng nghĩa với việc chồng bạn đã thừa nhận vấn đề này.
Do đó, các yêu cầu của chồng bạn về tài sản cũng như là đòi lại 2/3 số tiền lương là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật.
Cùng với đó khi ly hôn, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết số tiền lương này theo quy định tài sản chung của vợ chồng khi đó Tòa án sẽ xem xét và giải quyết theo chế độ tài sản chung của vợ chồng và đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.
Các quy định khác của pháp luật về tài sản của vợ chồng
Thu nhập hợp pháp của vợ chồng
Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định như sau:
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp; trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng
Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên; xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn đơn phương như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.“
Nhận định
Tình trạng hôn nhân được coi là trầm trọng để giải quyết ly hôn khi có các dấu hiệu như sau và phải chứng minh được có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ hoặc chồng:
– Có hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi; thường xuyên dùng lười nói cay nghiệt, chửi rủa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của…;
– Thường thường xuyên bỏ bê gia đình, không chăm lo cho con; không có trách nhiệm trong việc xây dựng tài sản chung của gia đình; mà thường xuyên chơi bời, nợ nần, phá tán tài sản của gia đình…;
– Vợ chồng không còn tình nghĩa, không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không có sự tôn trọng, giúp đỡ nhau; không tạo điều kiện cho cả hai cùng phát triển về mọi mặt.
Khi có một số căn cứ như trên thì có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người kia cư trú để được giải quyết.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Cha mẹ có quyền yêu cầu ly hôn thay cho con không?
Thủ tục cắt khẩu sau ly hôn được thực hiện thế nào?
Vợ chồng ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Có phải trả lại tiền lương của chồng khi ly hôn không?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không thừa nhận sự kiện ly thân. Hay nói cách khác, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,… Do không được pháp luật thừa nhận nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận; sắp xếp mà không phải ra Tòa.
Thuận tình ly hôn là cả hai vợ chồng cùng nhau có ý chí yêu cầu để thực hiện việc ly hôn. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện; mong muốn để ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, việc trông nom con, nuôi dưỡng con, chăm sóc con và giáo dục con cái trên cơ sở làm sao để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
– Đơn xin ly hôn đơn phương;
– Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn;
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có);
– Các Giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có);
– Căn cứ chứng minh vi phạm hôn nhân theo Điều 56 của Bộ hôn nhân và gia đình.