Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

03/01/2023
Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền
508
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tết sắp tới gần, nhà nhà người người mua, bán pháo nổ. Tuy nhiên cho đến nay trừ trường hợp pháo nổ của bộ quốc phòng còn những mặt hàng pháo nổ trôi nổi trên thị trường vẫn là hàng cấm. Vậy trường hợp buôn bán pháo nổ bị pháp luật xử lý thế nào? Cụ thể hơn buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50kg bị phạt bao nhiêu tiền? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền

Hành vi mua bán và kinh doanh các loại pháo nổ là vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự) hoặc tội buôn bán hàng cấm (Điều 155).

Số lượng pháo nổ từ 10kg đến dưới 50kg (được coi là số lượng lớn): Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 153 (phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm) hoặc Khoản 1 Điều 155 (phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm).

– Số lượng pháo nổ từ 50kg đến dưới 150kg (được coi là số lượng rất lớn): Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 153 (phạt tù từ 3 đến 7 năm) hoặc Khoản 2 Điều 155 (phạt tù từ 3 năm đến 10 năm).

– Số lượng pháo nổ từ 150kg trở lên (được coi là số lượng đặc biệt lớn): Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 Điều 153 (phạt tù từ 7 năm đến 15 năm) hoặc Điều 155 (phạt tù từ 8 năm đến 15 năm).

Theo quy định, không chỉ hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (hay còn gọi là đốt pháo) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm.

Pháo hoa và pháo nổ khác nhau như thế nào?

Theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháo hoa và pháo nổ được hiểu như sau:

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Tuy nhiên loại pháo hoa mà chúng ta thường dùng để bắn lên trời vào đêm giao thừa cũng là pháo tạo ra tiếng nổ nên thuộc pháo nổ bị nghiêm cấm. Vào những sự kiện lớn việc sử dụng pháo hoa nổ phải được sự cấp phép của cơ quan nhà nước và hoạt động bắn phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Lý do pháo nổ bị cấm

Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền
Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền

Hẳn ai trong chúng ta cũng đều tiếc nuối khi pháo nổ vào đêm giao thừa là truyền thống văn hoá của người dân Việt Nam nhưng lại bị cấm kể từ năm 1995. Và những năm sau đó thì việc kiểm soát sử dụng pháo nổ, buôn bán, sản xuất đều bị kiểm soát chặt chẽ. Pháo nổ là một sản phẩm được chế tạo nhằm tạo ra hiệu ứng màu sắc trên không gian và phát ra tiếng nổ.

Nhưng dù đẹp nhưng pháo hoa nổ bản chất được tạo ra từ những hợp chất nhưng sẽ tạo ra tiếng nổ rất lớn khiến một khu vực đều có thể nghe thấy. Không những thế nhiều trường hợp đốt pháo quá gần sẽ bị pháo làm tổn thương nặng nề. Những ánh sáng từ pháo hoa nổ khi bắn vào những vật dễ cháy dễ gây ra tình trang cháy nổ nhanh chóng.

Ngoài ra pháo nổ tạo ra tiếng giống như tiếng súng sẽ ảnh hướng đến nhân dân cũng như an ninh quốc gia. Vì vậy tất cả hoạt động liên quan đến pháo nổ đều bị cấm và kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

Hành vi mua bán pháo nổ bị xử phạt với những tội danh nào?

Theo Điều 1 Mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì hành vi mua bán thuốc nổ bị truy cứu với các tội danh sau:

– Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” quy định tại Điều 232 BLHS;

– Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS;

– Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” quy định tại Điều 154 BLHS;

– Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 155 BLHS.

Như vậy, theo hướng dẫn tại Thông tư này thì hành vi mua bán 20kg pháo nổ của em bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hồ sơ tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.  Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đốt pháo bị phạt tù mức cao nhất là bao nhiêu năm?

Hành vi đốt pháo trái phép có thể cấu thành các tội: Tội gây rối trật tự công cộng hoặc Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Đốt pháo nếu gây thương tích cho người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản thì có thể bị phạt tù chung thân là hình phạt ở mức cao nhất.

Đối tượng nào được đốt pháo hoa

Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng

1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.