Xin chào Luật Sư 247. Đặng Tuấn, vừa rồi trong một lần chở hàng từ Thái Bình lên Hà Nội tôi đã bị lực lượng chức năng thu giữ cũng như xử phạt vi phạm hành chính vì đã trở mặt hàng vật liệu nổ. Họ cho rằng mặt hàng này hiện là mặt hàng trái quy định nhà nước nên cần đem đi tiêu hủy, từ đây tôi băn khoăn không rõ là thời hạn tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là bao lâu để trước khi mang đi tiêu hủy tôi có thể nhờ người quen của tôi vào cuộc kiểm tra lại. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Thời hạn tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là bao lâu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp vấn đề “Thời hạn tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
- Thông tư số 173/2013/TT-BTC
Quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc xử lý tang vật như sau:
Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Thời hạn tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Như vậy, thời hạn xử lý tang vật tối đa là 30 ngày kể từ ngày có quyết định định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp sau đây có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm:
– Vi phạm hành chính về kế toán; phí, lệ phí; hóa đơn;
– Vi phạm hành chính về quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; kinh doanh bảo hiểm;
– Vi phạm hành chính về xây dựng; lâm nghiệp; thủy sản; bảo vệ môi trường; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; năng lượng nguyên tử; đất đai; đê điều; quản lý, phát triển nhà và công sở;
– Vi phạm hành chính về xuất bản; báo chí;
– Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; quản lý lao động ngoài nước.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp trên được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu tính từ thời điểm phát hiện vi phạm.
Riêng vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, vi phạm thủ tục thuế là 02 năm tính từ ngày người có thẩm quyền phát hiện nếu hành vi vi phạm đang được thực hiện hoặc tính từ ngày chấm dứt hành vi nếu vi phạm đã kết thúc.
– Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp/tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Tóm lại: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực không giống nhau. Tùy từng lĩnh vực, các vi phạm hành chính thường có thời hiệu xử phạt là 01 hoặc 02 năm. Trường hợp trốn thuế, khai sai thuế thì thời hiệu xử phạt cao nhất là 05 năm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hạn tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về ly hôn đơn phương với người nước ngoài Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Có bị xử lý vi phạm hành chính khi chia sẻ trang web đen không theo quy định 2022?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
- Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Tại Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể như sau:
1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Tại khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn khi vi phạm hành chính là từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.