Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính

30/09/2022
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
345
Views

Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc chủ thể vi phạm hành chính gây ra phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Tham khảo bài viết về biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính dưới đây của Luatsu247.

Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính

Theo quy định của pháp luật, vi phạm hành chính (VPHC) là hành vi trái pháp luật do tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp luật hành chính thực hiện. Theo quy định hiện nay, người chưa thành niên (NCTN) là chủ thể của VPHC phải là người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.

Người chưa thành niên VPHC sẽ bị chủ thể có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả (BPKPHQ) đối với người chưa thành niên VPHC.

Sau đây là những BPKPHQ áp dụng đối với NCTN:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

– Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

BPKPHQ này được áp dụng đối với chủ thể VPHC nói chung và người chưa thành niên VPHC nói riêng để khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra.

Căn cứ vào Luật Xử lý VPHC, nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực sẽ quy định về việc áp dụng BPKPHQ này đối với những vi phạm cụ thể. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biện pháp “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” được quy định cụ thể là “buộc trồng lại, chăm sóc, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật”. Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, biện pháp “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” được quy định cụ thể là “buộc thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác trên đường bộ”. Điều này tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc áp dụng biện pháp này trong thực tế.

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

Theo Điều 31 Luật Xử lý VPHC, cá nhân, tổ chức VPHC phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. Nếu cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

 Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh là BPKPHQ áp dụng đối với các chủ thể VPHC nói chung và NCTN nói riêng liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường hoặc làm lây lan dịch bệnh.

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính

Hàng hóa, vật phẩm là những vật có trong tự nhiên hoặc sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường là những loại hàng hóa, vật phẩm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người hoặc gây tác hại xấu đến vật nuôi, cây trồng và môi trường. Chính vì vậy, việc tiêu hủy các loại hàng hóa, vật phẩm này là rất cần thiết.

Theo Nghị định số 32/2012/NĐ-CP, văn hóa phẩm bao gồm:(i) các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh; (ii) tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh; (iii) di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

Trong đời sống xã hội, bên cạnh những văn hóa phẩm chân chính, chứa đựng, chuyển tải những giá trị truyền thống tốt đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc thì cũng có nhiều sản phẩm văn hóa độc hại. Những văn hóa phẩm này đi ngược lại truyền thống văn hóa, gây hủy hoại đạo đức xã hội nên được gọi là văn hóa phẩm độc hại. Đối với văn hóa phẩm độc hại, hậu quả mà nó gây ra cho con người và xã hội có thể không trực tiếp và nhận biết được ngay, nhưng nó ngấm ngầm, ăn sâu và gặm nhấm suy nghĩ, tư tưởng của con người.

Chính vì vậy, pháp luật quy định áp dụng BPKPHQ “buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại” là rất hợp lý.Từ quy định của Luật Xử lý VPHC, khá nhiều nghị định quy định áp dụng BPKPHQ này đối với các vi phạm cụ thể. Đơn cử, trong lĩnh vực lâm nghiệp, hành vi “săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật” bị áp dụng BPKPHQ “buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường”. Tương tự, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ, thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng… sẽ bị xử phạt VPHC (trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Khi xử phạt đối với hành vi này thì pháp luật quy định áp dụng BPKPHQ “buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại”.

Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính

Theo quy định của pháp luật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHClà một BPKPHQ. Sự ra đời của biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền có thêm lựa chọn trong quá trình xử phạt VPHC, nhất là trong bối cảnh các VPHC diễn ra ngày càng đa dạng và gây ra những thiệt hại nhất định. Luật Xử lý VPHC đã khoanh vùng số lợi bất hợp pháp có được từ VPHC gồm tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá. Số lợi bất hợp pháp do cá nhân, tổ chức VPHC nộp lại sẽ được xử lý bằng hai cách: (i) sung vào ngân sách nhà nước hoặc (ii) hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt.

Trên đây là bốn BPKPHQ do Quốc hội quy định trong Luật Xử lý VPHC và áp dụng đối với NCTN VPHC. Ngoài các biện pháp này, Luật Xử lý VPHC không cho phép áp dụng các BPKPHQ do Quốc hội quy định tại điểm b, d, e, g, h khoản 1 Điều 28 đối với NCTN VPHC. Ngoài ra, NCTN VPHC cũng sẽ không bị áp dụng các BPKPHQ do Chính phủ quy định được nêu tại điểm k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính″. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân; thành lập công ty; thay đổi giấy khai sinh; xin phép bay flycam;  …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.

Thông tin liên hệ khác:

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể vi phạm hành chính là?

Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định cụ thể:
– Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên

Theo điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngoài những nguyên tắc chung, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục; giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm; phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm; nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt; hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp.
Thứ ba, việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, không áp dụng hình thức phạt tiền.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền; tiền phạt không quá 1/2 mức áp dụng với người thành niên.
Thứ tư, trong quá trình xử lý bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ.
Thứ năm, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định; việc áp dụng biện pháp thay thế không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Con vi phạm hành chính thì cha mẹ có cần nộp thay không?

Theo quy định trên chỉ người chưa thành niên từ trên 16 tuổi mới bị áp dụng hình thức phạt tiền.
Theo khoản 3 điều 134 Luật XLVPHC; nếu người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt tiền nhưng không có tiền nộp; hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Theo đó nếu rơi vào các đối tường này, cha mẹ phải nộp thay cho con tiền phạt vi phạm.
Bên cạnh đó nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ cũng phải bồi thường thiệt hại thay co con của mình.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.