Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất quy định thế nào?

16/12/2022
Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
379
Views

Nghỉ phép năm là chế độ dành cho người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân, người lao động cần nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến chế độ phép năm và chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm trong trường hợp không nghỉ hết số ngày phép. Vậy theo quy định, Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất được quy định ra sao? Người lao động không nghỉ hết phép năm thì xử lý như thế nào? Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm có tính các khoản phụ cấp không? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghỉ phép năm là gì?

Nghỉ phép năm là một quyền lợi của người lao động có đủ 1 năm làm việc cho người sử dụng lao động và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày nghỉ phép trong năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi (không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết hoặc nghỉ không hưởng lương và nghỉ việc riêng).

Khi nào người lao động được thanh toán tiền phép năm?

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Theo đó, chỉ có 02 trường hợp chưa nghỉ hết ngày phép trong năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này là do: Thôi việc hoặc bị mất việc làm

Trong khi đó, tại Bộ luật lao động trước đây quy định, ngoài 02 trường hợp trên, người lao động “vì lý do khác” mà chưa nghỉ hết số ngày phép năm cũng được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, người lao động chưa nghỉ hết phép năm mà vẫn tiếp tục làm việc sẽ không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ mà chỉ thanh toán cho người lao động thôi việc hoặc bị mất việc làm.

Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất

Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày nghỉ phép năm như sau:

Quy định về số ngày nghỉ phép năm

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài quy định về số ngày nghỉ phép năm khi còn làm việc thì tại Khoản 3, Điều 113 còn quy định các trường hợp nghỉ phép năm trong một số trường hợp cụ thể:

  1. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
  2. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định
  3. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Số ngày nghỉ phép năm tăng theo thâm niên

Đối với người lao động nghỉ phép hằng năm sẽ tăng theo thâm niên. Cụ thể theo tại Điều 114, Bộ luật lao động 2019 quy định:

  • Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.
  • Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Ví dụNgười lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc. Khi có đủ từ 5 năm làm việc cho 1 người lao động trở lên thì số ngày nghỉ phép năm tăng lên 13 ngày. 

Quy định về việc gộp số ngày nghỉ phép năm

Quy định tại Khoản 4, Điều 113, Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó,

  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.
  • Thời gian nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất

Người lao động không nghỉ hết phép năm thì xử lý như thế nào?

Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm theo quy định sẽ được xử lý như sau:

– Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép do thôi việc hoặc bị mất việc làm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày được nghỉ phép chưa nghỉ.

– Trường hợp không nghỉ hết ngày nghỉ phép trong năm do không có nhu cầu nghỉ mà vẫn tiếp tục đi làm thì người sử dụng lao động không phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ.

Như vậy, người lao động không nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ sẽ không được thanh toán bằng tiền theo số ngày nghỉ phép còn thừa khi kết thúc năm. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay cũng cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp để gộp ngày nghỉ phép còn dư sang các năm tiếp theo.

Cách tính số ngày nghỉ phép năm trong trường hợp đặc biệt

Cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt. Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính như sau:

– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Công thức tính số ngày phép năm như sau:

Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế

– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm có tính các khoản phụ cấp không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 về tiền lương như sau:

– Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.”

Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm được xác định là tiền lương theo hợp đồng lao động nên sẽ bao gồm cả các khoản phụ cấp. Do đó, công ty bạn cần căn cứ mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động để tính cho người lao động.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nghỉ việc mà chưa nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán tiền phép năm không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.

Trong lúc nghỉ phép năm thì bị ốm phải nằm viện điều trị, khi đó có được hưởng chế độ ốm đau không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bạn bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm thì không được giải quyết chế độ ốm đau.

Thời hạn chi toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động :
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.