Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc?

15/12/2022
Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc
364
Views

Việc bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động là rất quan trọng. Khi thời gian nghỉ ngơi và làm việc được sắp xếp một cách hợp lý thì năng suất của người lao động cũng sẽ được nâng cao và cải thiện. Trong các khoản thời gian nghỉ ngơi theo luật định, ngoài nghỉ các ngày lễ người lao động còn có khoảng thời gian nghỉ ngơi được gọi là nghỉ giữa giờ. Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi giúp người lao động hồi phục lại sức khỏe sau một khoảng thời gian làm việc căng thẳng. Vậy nghỉ giữa giờ là gì? Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc không? Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Quy định về thời gian làm việc tối đa mỗi ca

Việc bố trí ca làm việc và thời giờ nghỉ ngơi hợp lý có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe của người lao động cũng như chất lượng công việc. Pháp luật lao động đã quy định cụ thể về vấn đề này. Hiện nay bộ luật lao động năm 2019 đã có hiệu lực thay thế Bộ luật lao động trước đó và có những sửa đổi mới. Doanh nghiệp cần nắm được để tổ chức ca làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đúng quy định để hạn chế rủi ro pháp lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định mới về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca theo quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Từ 2021, thời gian tối đa của mỗi ca làm việc là bao lâu?

Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 145/2020 (có hiệu lực ngày 01/02/2021) đã giải thích về khái niệm “ca làm việc” như sau:

Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Cùng với đó, Điều 105 Bộ Luật lao động năm 2019 cũng nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:

Làm việc bình thườngThời gian tối đa
Theo ngày08 giờ /ngàyTối đa 48 giờ/ tuần
Theo tuần10 giờ/ ngày
Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc

Như vậy, ca làm việc bình thường đối với người làm việc theo ngày là không quá 08 giờ/ngày. Trường hợp làm việc theo tuần thì ca làm việc bình thường tối đa là 10 giờ/ngày.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 107 Bộ Luật lao động năm 2019, nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ khi có yêu cầu thì thời gian của ca làm việc đó có thể kéo dài. Điều 60 Nghị định số 145/2020/ NĐ- CP đã hướng dẫn cụ thể về giới hạn làm thêm giờ như sau:

(i) Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường;

(ii) Trường hợp làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

(iii) Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

(iv) Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, khi làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, trong trường hợp làm thêm giờ thì người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm việc tối đa 12 giờ/ngày (đã bao gồm cả thời gian làm việc bình thường và làm thêm giờ).

Tuy nhiên cũng cần đảm bảo thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm, trừ trường hợp làm công việc sản xuất da, giày, điện, cấp thoát nước,…

Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc

Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 đã có sự thay đổi. Theo đó, thời gian nghỉ giữa ca được xác định tại Điều 109 Bộ luật lao động và hướng dẫn tại Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Người lao độngĐiều kiệnThời gian nghỉ giữa ca
Làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày Vào ban ngàyÍt nhất 30 phút liên tục 
Vào ban đêmÍt nhất 45 phút liên tục 
Làm việc theo ca liên tục 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa ca được tính vào giờ làm việc
Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc

Như vậy, quy định mới đã xác định cụ thể thời gian nghỉ giữa giờ đối với mọi ca làm việc, trong khi Bộ luật lao động trước đây chỉ ghi nhận thời gian nghỉ giữa giờ đối với trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ.

Bên cạnh đó, điều kiện để được được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc theo quy định mới cũng dễ dàng hơn.

Quy định cũ yêu cầu người lao động phải làm việc theo ca liên tục 08 giờ (điều kiện bình thường) hoặc 06 giờ (công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) thì được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc. Nhưng từ năm 2021, người lao động chỉ cần làm ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì đã được hưởng quyền lợi này.

Ngoài ra, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cũng khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc dù không làm việc theo ca liên tục.

Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc
Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc

Tổ chức ca làm việc như thế nào cho đúng luật ?

Quy định về tổ chức ca làm việc là nội dung hoàn toàn mới được ghi nhận tại Điều 63 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

Theo đó, khi tổ chức làm việc theo ca, người sử dụng lao động phải bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc.

Khi tiến hành làm việc theo ca, doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ giữa giờ theo thời gian theo đúng quy định, đồng thời bố trí lịch nghỉ để đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác theo Điều 119 Bộ luật lao động năm 2019.

Đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, khoản 3 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP còn quy định, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc để đảm bảo người lao động được nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.

Không đảm bảo thời gian làm việc, thời gian nghỉ, doanh nghiệp bị phạt nặng

Khi bố trí, sắp xếp ca làm việc cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

(i) Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng: Không đảm bảo về thời gian nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca cho người lao động (theo điểm a khoản 1 Điều 17);

(ii) Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng: Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (điểm a khoản 3 Điều 17);

(iii) Nếu sử dụng người lao động làm thêm giờ quá số giờ quy định, tùy thuộc vào số người lao động bị vi phạm mà doanh nghiệp sẽ bị phạt theo các mức khác nhau tại khoản 4 Điều 17:

Từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm 01 – 10 lao động;

Từ 10 – 20 triệu đồng: Vi phạm 11 – 50 lao động;

Từ 20 – 40 triệu đồng: Vi phạm 51 – 100 lao động;

Từ 20 – 40 triệu đồng: Vi phạm 51 – 100 lao động;

Từ 40 – 60 triệu đồng: Vi phạm 101 – 300 lao động;

Từ 60 – 70 triệu đồng: Vi phạm 301 lao động trở lên.

Khuyến nghị

Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nghỉ giữa giờ là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ thành lập công ty nhanh của chúng tôi… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động?

Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian làm việc của người lao động được xác định như sau:
Làm việc bình thường
Thời gian tối đa
Theo ngày
08 giờ /ngày
Tối đa 48 giờ/ tuần
Theo tuần
10 giờ/ ngày
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 63 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Từ những căn cứ trên, người sử dụng lao động có thể sắp xếp ca làm việc bình thường cho người lao động tối đa là 8 giờ/ngày (làm việc theo ngày) và 10 giờ/ngày (làm việc theo tuần).
Theo đó, việc thỏa thuận làm việc 12 giờ/ngày trong hợp đồng lao động sẽ vi phạm quy định về giờ làm việc. Kéo theo đó, nội dung này sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Lao động năm 2019. Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị địn 145/2020/NĐ-CP, các bên buộc phải sửa đổi nội dung về thời gian làm việc cho phù hợp với quy định pháp luật.

Không đảm bảo thời gian nghỉ giữa giờ cho người lao động doanh nghiệp có bị phạt?

Khi bố trí, sắp xếp ca làm việc cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
(i) Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng: Không đảm bảo về thời gian nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca cho người lao động (theo điểm a khoản 1 Điều 17);
(ii) Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng: Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (điểm a khoản 3 Điều 17);
(iii) Nếu sử dụng người lao động làm thêm giờ quá số giờ quy định, tùy thuộc vào số người lao động bị vi phạm mà doanh nghiệp sẽ bị phạt theo các mức khác nhau tại khoản 4 Điều 17

Quy định về thời gian nghỉ giữa giờ theo luật lao động mới nhất như thế nào?

Quy định mới đã xác định cụ thể thời gian nghỉ giữa giờ đối với mọi ca làm việc, trong khi Bộ luật lao động trước đây chỉ ghi nhận thời gian nghỉ giữa giờ đối với trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ.
Bên cạnh đó, điều kiện để được được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc theo quy định mới cũng dễ dàng hơn.
Quy định cũ yêu cầu người lao động phải làm việc theo ca liên tục 08 giờ (điều kiện bình thường) hoặc 06 giờ (công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) thì được tính thời gian nghỉ giữa ca vào giờ làm việc. Nhưng từ năm 2021, người lao động chỉ cần làm ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì đã được hưởng quyền lợi này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.