Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo Luật sở hữu trí tuệ

18/09/2021
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo Luật sở hữu trí tuệ
666
Views

Những chiếc điện thoại di động hay máy tính là một thành tựu đạt được trong nghành công nghiệp bán dẫn; thuộc phạm trù của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Vậy thiết kế bố trí là gì? Pháp luật quy định như thế nào về Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì?

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một cấu trúc không gian của những phần tử mạch và mối liên kết giữa các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí; được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo đúng với thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ; hoặc được công nhận đăng ký quốc tế; theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện để bảo hộ thiết kế bố trí?

Thiết kế bố trí được pháp luật bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện: có tính mới thương mại và có tính nguyên gốc.

Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí được xem là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng những điều kiện:

  • Là kết quả  của quá trình lao động sáng tạo của chính tác giả;
  • Chưa được các người sáng tạo thiết kế bố trí; và nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

Lưu ý, thiết kế bố trí là sự kết hợp của các phần tử và các mối liên kết thông thường chỉ được xem là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ các kết hợp đó có tính nguyên gốc đáp ứng đủ từng điều kiện trên.

Tính mới thương mại của thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí được xem là có tính mới thương mại; nếu chưa được ai khai thác thương mại tại bất cứ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.

Thiết kế bố trí không bị xem là mất tính mới thương mại; nếu như đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời gian hai năm; kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký; hoặc là người được người đó cho phép khai thác với mục đích thương mại lần đầu tiên ở bất cứ  nơi nào trên thế giới.

Khai thác thiết kế bố trí với mục đích thương mại; là một hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại cho các mạch tích hợp bán dẫn; được sản xuất dựa theo thiết kế bố trí hoặc là hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí

Nguyên lý,  hệ thống, quy trình, phương pháp được thực hiện bởi các mạch tích hợp bán dẫn;

Thông tin và phần mềm có chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

Ai có quyền đăng ký thiết kế bố trí?

Tác giả – người tạo ra thiết kế bố trí bằng chính công sức và chi phí của mình;

Tổ chức và cá nhân đầu tư phương tiện vật chất, kinh phí cho tác giả dưới hình thức thuê việc, giao việc. Trừ các trường hợp hai bên có thoả thuận khác; và thỏa thuận đó không được trái với quy định; Chính phủ quy định về quyền đăng ký đối với thiết kế bố trí được tạo ra nhờ sử dụng kinh phí; cơ sở vật chất – kỹ thuật từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc cùng đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì cáccá nhân,  tổ chức, đó đều có quyền được đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ thực hiện nếu được tất cả các tổ chức và cá nhân đó đồng ý cho phép.

Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí nêu trên; được quyền chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân và tổ chức khác dưới hình thức là hợp đồng bằng văn bản; để thừa kế hoặc là kế thừa theo đúng quy định của pháp luật. Kể cả các trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Chủ sở hữu và tác giả thiết kế bố trí

1.Chủ sở hữu của thiết kế bố trí là cá nhân, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền; cấp văn bằng bảo hộ Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí

2. Tác giả của thiết kế bố trí là người sáng tạo trực tiếp ra thiết kế bố trí đó. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ sẽ là đồng tác giả

3. Quyền nhân thân của tác giả gồm có:

  • Được ghi tên là tác giả của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Được nêu tên là tác giả của các tài liệu công bố và giới thiệu về thiết kế bố trí.

4. Quyền tài sản của tác giả là quyền nhận tiền thù lao theo quy định; về Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,thiết kế bố trí.

Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu mới nhất năm 2021(Mở trong cửa số mới)

Quy định của pháp luật về sử dụng thiết kế bố trí

Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện những hành vi

  • Sao chép thiết kế bố trí và sản xuất ra mạch tích hợp bán dẫn dựa theo thiết kếđược bảo hộ;
  • Nhập khẩu bản sao của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
  • Bán, quảng cáo, cho thuê, chào hàng hoặc tàng trữ những bản sao mạch tích hợp bán dẫn sản xuất; thiết kế bố trí theo thiết kế; hoặc hàng hoá có chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế được bảo hộ;

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

  • Chủ sở hữu của thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho tác giả. Trừ trường hợp các bên có những thoả thuận khác.
  • Mức tiền thù lao tối thiểu của chủ sở hữu cần phải trả cho tác giả được quy định như sau: 10% số tiền làm lợi từ chủ sở hữu thu được nhờ sử dụng thiết kế bố trí; 15% tổng số tiền của chủ sở hữu nhận được trong từng lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao về quyền sử dụng thiết kế bố trí.
  • Trong trường hợp thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả  đồng tác giả. Các đồng tác giả tự thoả thuận về việc phân chia số tiền thù lao mà chủ sở hữu chi trả.
  • Nghĩa vụ trả thù lao cho các tác giả thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời gian bảo hộ của thiết kế bố trí.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Giấy chứng nhận về đăng ký thiết kế bố trí có hiệu lực bảo hộ từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong sốcác ngày sau đây:

  • Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc là người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới;
  • Kết thúc 15năm kể từ ngày tạo ra bản thiết kế bố trí.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thuộc một trong hai dạng sau đây:
1. Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ.
2. Mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
3. Sản phẩm hoặc phần sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra trái phép. 

Thế nào là hành vi “sử dụng” nhãn hiệu?

1. Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh,
2. Lưu thông, chào bán, quảng cáo và tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ,
3. Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận