Quy định về phê duyệt biện pháp thi công
Thưa luật sư, tôi có nhận thi công một công trình xây dựng chung cư ở quận Đống Đa. Trong khi thực thi công trình được một thời gian thì có mấy người nói là nhà thầu đến để giám sát công trình, vì tôi thấy lạ nên có hỏi lại và các nhà thầu đó có nói về cách thì công đang sai và bắt chúng tôi thực hiện lại, nhưng mà tôi có nói lại là sẽ không thực hiện lại theo ý của họ vì biện pháp thi công đã được phê duyệt. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn là chủ thể có thẩm quyền để giám sát thi công là ai? Quy định về phê duyệt biện pháp thi công cụ thể như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Quy định về phê duyệt biện pháp thi công? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai năm 2013
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP
Biện pháp thi công là gì
Việc lập biện pháp thi công là một việc làm đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm rất nhiều.
Biện pháp thi công (Manner of Execution hoặc construction method statement) là trình tự và cách thi công 1 công trình cụ thể từ lúc bắt đầu thi công đến lúc kết thúc và bàn giao công trình, trong đó biện pháp thi công phải đề ra được: hiệu quả về thời gian, hiệu quả về phòng chống (như: tai nạn, phòng cháy…) làm sao để hoàn thành công sớm nhất, hiệu quả và an toàn nhất. Vì lý do vậy mà có thể nói, không có gì phải là “bí mật” trong vấn đề biện pháp thi công được.
Vậy biện pháp thi công hiểu nôm na là cách làm , cách thi công một công trình, hạng mục, công việc cụ thể của công trình xây dựng. Vậy mỗi công trình, dự án sẽ có mỗi biện pháp thi công khác nhau và phù hợp với yêu cầu của công trình cụ thể đó.
Quy định về phê duyệt biện pháp thi công
Nội dung trong biện pháp thi công
- Thiết bị, công nghệ dự định chọn để thi công.
- Trình tự thi công
- Phương pháp kiểm tra
- Biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường
- Dự kiến sự cố và cách xử lý
- Tiến độ thi công.
Nếu biện pháp của bạn lập mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật cũng như kinh tế thì chủ đầu tư nào cũng chấp nhận và chính bạn được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế đó.
Ngược lại , bạn cứ lập biện pháp thi công theo phương án đã được chủ đầu tư dự kiến và khi ra thi công nếu bạn sử dụng biện pháp khác thì bạn lại phải bảo vệ và cần được CĐT và tư vấn giám sát thông qua.
Biện pháp thi công thường sẽ do đơn vị nhận thầu xây dựng lên phương án và được gia chủ xem xét. Với thông tin về biện pháp thi công thì gia chủ sẽ có được công trình đạt hiệu quả cao về kỹ thuật, tiết kiệm chi phí kha khá cho xây dựng. Việc lập biện pháp không hề đơn giản và qua loa mà cần đội ngũ có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
Các bước lập biện pháp thi công
Sau khi hiểu được biện pháp thi công là gì thì ắt hẳn nhiều người sẽ muốn biết trình tự thực hiện, các bước tiến hành thi công gồm những gì. Tùy từng đặc điểm, loại hình, kết cấu công trình cụ thể mà nội dung biện pháp có thể thay đổi nhưng cốt lõi các bước thực hiện chính thì không khác nhau quá nhiều.
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công công trình xây dựng
- Bước 2: Bắt tay vào việc tiến hành thi công hệ thống các hạng mục công trình
- Bước 3: Cho lắp đặt hệ thống công trình theo dự tính trước đó
- Bước 4: Căn chỉnh, thực hiện việc đấu nối và kiểm tra mọi chi tiết của hệ thống kỹ càng
- Bước 5: Nhà thầu hướng dẫn gia chủ cách sử dụng, chuyển giao các công nghệ, căn nhà hoàn thiện. Không thể thiếu được bước tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý có liên quan tới công trình khi đi vào hoạt động, trình lên cơ quan có thẩm quyền trong khu vực gia chủ sinh sống, xây dựng căn nhà.
Chủ thể phê duyệt biện pháp thi công?
Tất cả những công trình xây dựng trước khi khởi công xây lắp đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp được duyệt. Lập thiết kế thi công (TKTC) nhằm mục đích: xác định biện pháp thi công có hiệu quả nhất để giảm khối lượng lao động, rút ngắn thời gian xây dựng, hạ giá thành, giảm mức sử dụng vật tư, nâng cao chất lượng công tác xây lắp và đảm bảo an toàn lao động.
Theo quy trình thì TKTC do nhà thầu chính xây lắp lập. Đối với những công việc do thầu phụ đảm nhiệm thì từng nhà thầu phải lập TKTC cho công việc mình làm. Đối với những hạng mục công trình lớn hoặc thi công ở địa hình đặc biệt phức tạp, nếu tổ chức nhận thầu chính xây lắp không thể lập được TKTC thì có thể ký hợp đồng với nhà thầu thiết kế làm cả phần TKTC. Tuy nhiên, TKTC phải do giám đốc của nhà thầu xây lắp (thầu chính) phê duyệt. Các thiết kế thi công do tổ chức thầu phụ lập TKTC thì phải được giám đốc của thầu phụ duyệt và được nhà thầu chính nhất trí. Các hồ sơ TKTC phải được duyệt trước 1 – 2 tháng kể từ lúc bắt đầu khởi công hạng mục công trình và chỉ được tiến hành thi công khi TKTC đã được duyệt.
Tuy nhiên, để khỏi lẫn với các bước thiết kế mà Luật Xây dựng quy định bao gồm: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công nên tại Luật Xây dựng đã gọi thiết kế thi công là thiết kế biện pháp thi công. Khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 3-12-2010 của Bộ Xây dựng và Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6-2-2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình đều nhấn mạnh vấn đề này, cụ thể: “Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng: Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình, tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác”. Ngoài ra, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7-5-2010 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì Bên nhận thầu thi công xây dựng có quyền “Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết”. Xin nhấn mạnh Bên giao thầu chỉ chấp thuận chứ không phê duyệt. Điều đó có nghĩa là nhà thầu thi công xây dựng phải tự chịu trách nhiệm về biện pháp thi công xây dựng do mình lập chứ không thể chia sẻ cho chủ đầu tư được.
Thế nhưng, không hiểu vì nhầm lẫn mà Điểm b Khoản 2 Điều 113 Luật Xây dựng 2014 đã quy định: Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ “Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình”. Trong khi đó, tại điểm d Khoản 2 Điều 112 thì Luật Xây dựng 2014 lại chỉ yêu cầu “Chủ đầu tư có nghĩa vụ: Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường”.
Như vậy, Quy định Điểm b Khoản 2 Điều 113 Luật Xây dựng 2014 là hoàn toàn vô lý, vì lý do này, đề nghị Quốc hội cần sửa lại điểm này theo nội dung tại Điểm b Khoản 6 Điều 24 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về “Trách nhiệm của chủ đầu tư là: Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của chúng tôi về “Quy định về phê duyệt biện pháp thi công”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Luật sư 247 với Sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan đến vấn đề pháp lý về cách tra cứu quy hoạch xây dựng ,…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề vui lòng liên hệ đến hotline 0833 102 102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp
Biện pháp thi công hạ tầng
Biện pháp thi công tầng hầm
Biện pháp thi công trụ cột cáp treo
Biện pháp thi công nhà cao tầng 2
Biện pháp thi công cầu dây văng
Bản vẽ biện pháp thi công giàn giáo bao che
Biện pháp thi công hầm chui dân sinh
Biện pháp thi công chùa
Biện pháp thi công tầng hầm 40 tổ hợp
Biện pháp thi công hệ thống thoát nước thành phố
Biện pháp thi công nhà phố
Biện pháp thi công tầng hầm KS Grand
Biện pháp thi công tầng hầm
Biện pháp thi công nhà cao tầng
Người lên kế hoạch cần phải nắm rõ được biện pháp tổ chức thi công là gì và những quy định liên quan hiện hành mới nhất.
Đảm bảo an toàn cao nhất trong quá trình thi công, tránh tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình thi công.
Phân bổ công việc phù hợp để chắc chắn hoàn thiện công trình theo đúng tiến độ, theo đúng thiết kế đưa ra.
Phân bổ trách nhiệm cho từng vị trí liên quan: ví dụ giám đốc công trường có những trách nhiệm gì, rồi bảo vệ, công nhân, nhân viên giám sát cần phải hoàn thành những yêu cầu nào trong quá trình làm việc.
Đảm bảo tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo đúng tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.
Biện pháp tổ chức thi công được đánh giá cao nếu đảm bảo tính chuẩn xác, độ dễ dàng, tiết kiệm tối ưu thời gian và chi phí.
Tổ chức nguồn nhân lực: Để đảm bảo nguồn nhân lực làm việc hiệu quả thì phải được phân bổ trách nhiệm cho từng người, từng vị trí. Mọi người cần nắm rõ vị trí công việc và chịu trách nhiệm cho phần công việc của mình. Ngoài ra cần chuyển giao đầy đủ quy trình kỹ thuật cần thiết cho các vị trí tương ứng.
Tổ chức quy trình thi công: Đảm bảo rằng trước khi tiến hành thi công vật liệu đã đầy đủ, quy trình được thống nhất và nắm rõ từ trên xuống dưới. Trước thi công, trong quá trình thi công và hoàn thiện thi công cần đáp ứng tất cả những yêu cầu mà bên đầu tư đưa ra.
Tổ chức thi công an toàn: Các biện pháp an toàn trong quá trình thi công cần được nâng cao, đặc biệt là ở công trường với sự hoạt động của nhiều máy móc. Đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn lao động và bảo hộ cần thiết.
Linh hoạt từng dự án để mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy vào từng dự án để đưa ra biện pháp tổ chức thi công tối ưu, đừng cứng nhắc áp dụng những điều không phù hợp, tiếp thu ý kiến, nghiên cứu những công nghệ thi công mới, hiện đại.
Dự kiến các sự cố: Trong quá trình thi công sẽ xảy ra các sự cố do đó cần lường trước và đưa ra phương án xử lý, ứng phó với những trường hợp trên.