Theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

09/12/2022
Theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
236
Views

Hiện nay với sự phát triển của các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng công nghiệp hay công trình dân dụng ngày càng phổ biến… cùng với đó là sự đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý hiệu quả để đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, trật tự pháp luật đó là thanh tra xây dựng. Qua hoạt động thanh tra sẽ phát hiện được những sai phạm trong xây dựng, những lỗ hổng trong quản lý để từ đó đưa ra những phương hướng khắc phục xử lý kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ thể liên quan. Theo đó, mà pháp luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng. Vậy theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020

Theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

Tại Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng, theo đó, pháp luật quy định có 14 hành vi bị nghiêm cấm đó là những hành vi sau:

(1) Hành vi quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật xây dựng 2014 và những văn bản khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

(2) Hành vi khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện về khởi công xây dựng như sau: khởi công xây dựng phải có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng, và  khi khởi công xây dựng cần phải có thiết kế bản vẽ thi ông của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, khởi công công trình xây dựng phải có  giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định của Luật xây dựng 2014, khi khởi công xây dựng thì chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật và phải gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc. Nếu khởi công xây dựng không đáp ứng đủ các điều kiện này thì sẽ bị coi là hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng.

(3) Hành vi xây dựng công trình trong khi không được cho phép như: xây dựng trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. Hành vị xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống. Những công trình xây dựng tại những khu vực này thì đều không được phép và nếu vẫn tiếp tục xây dựng thì sẽ vi phạm vào những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng ( đặc biệt trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này)

Theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
Theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

(4) Hành vị xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, khi xây dựng, đặc biệt là những công trình xây dựng công cộng, công trình xây dựng của các cấp thì đều cần phải có những dự án, kế hoạch, quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngược lại nếu xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trừ những trường hợp ngoại lệ thì những công trình xây dựng có thời hạn và có giấy phép thì vẫn được xây dựng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về những hành vi nghiêm cấm đó là hành vi xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng hoặc hành vi xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp theo quy định của pháp luật.

(5) Hành vi lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng 2014. 

(6)  Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

(7) Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

(8) Hành vi xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình theo quy định của Luật xây dựng 2014.

(9) Hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và thiết yếu, là điều kiện tất yếu trong lĩnh vực xây dựng.

(10) Hành vi sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

(11) Hành vi đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng hoặc có hành vi lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng mà có hành vi dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. Những hành vi này là những hành vi có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự công bằng, minh bạch trong lĩnh vực xây dựng.

(12) Hành vi sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng, việc sử dụng công trình không đúng mục đích là cơ sở cho những công trình được xây dựng trái phép và việc xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, xử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng

(13) Hành vi cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật, đây là một trong những hành vi mặc dù bị cấm nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều trên thực tế hiện nay.

(14) Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng, gây cản trở, khó khăn trong công tác quản lý cũng như làm cho lĩnh vực xây dựng ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, Bên cạnh đó, hành vi  bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng mà pháp luật quy định.

Xây dựng không phép là gì?

Theo quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Trong đó, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (theo khoản 17 Luật Xây dựng năm 2014);

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Xây dựng nhà không có giấy phép có bị tháo dỡ không?

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng;

– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Như vậy, theo quy định nêu trên:

– Đối với công trình xây dựng không phép buộc phá dỡ mà không được nộp tiền phạt để được phép tồn tại (trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP);

– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép là biện pháp khắc phục hậu quả và được thực hiện theo quyết định do Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành.

– Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ (theo điểm b khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Theo Luật xây dựng hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như cách soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Giấy phép xây dựng ghi nhận những nội dung gì?

Điều 90 Luật xây dựng 2014 quy định về nội dung của giấy phép xây dựng như sau:
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng (nếu có).
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng là cơ quan nào?

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp GPXD đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp GPXD trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi GPXD do mình cấp.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD không thu hồi GPXD đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi GPXD.

Quy định về giấy phép xây dựng như thế nào?

Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.