Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?

08/12/2022
Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?
282
Views

Chào Luật sư, chị tôi trước đây lấy chồng ở nước ngoài. Chị tôi cũng đã nhập tịch nước ngoài xong. Bây giờ công ty anh rể tôi có chi nhánh ở Việt Nam nên chị tôi muốn về Việt Nam mua nhà thì có được không? Chị tôi có được quyền đứng tên trên sổ hồng hay không? Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không? Thủ tục cấp sổ hồng được quy định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều kiện tổ chức cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?
Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?

Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?

 Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:…

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Công chứng chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở thế nào?

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam

* Có quyền được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng

Khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

“a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

* Thông tin thể hiện trên bìa Sổ đỏ, Sổ hồng

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thể hiện rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”

Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?
Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Vấn đề “Cấp sổ hồng cho người nước ngoài có được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

 Giới hạn về hình thức sở hữu nhà ở được quy định ra sao?

Cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư nhà ở theo dự án tại Việt Nam
Thuê nhà, mua nhà để ở 
Nhận thừa kế từ gia đình, nhận tặng cho nhà ở thương mại

Người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nào để được mua nhà tại Việt Nam?

Phải được cấp phép nhập cảnh vào Việt Nam, không thuộc diện được miễn trừ, được hưởng ưu đãi ngoại giao hay lãnh sự. 
Có hộ chiếu có đóng dấu kiểm chứng của cơ quan chức năng tại Việt Nam còn hiệu lực pháp lý. 
Đáp ứng đầy đủ hành vi dân sự theo quy định pháp luật tại Việt Nam 

Việc giới hạn số lượng nhà ở người nước ngoài được phép mua như thế nào?

Trong một tòa nhà chung cư, người nước ngoài được cấp phép mua không quá 30% số lượng căn hộ
Đối với nhà riêng lẻ (nhà ở liền kề, biệt thự) được mua dưới 250 căn trong khu vực có dân số tương đương một phường. 
Trong trường hợp 1 dự án hoặc từ 2 dự án trở lên có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì người nước ngoài được phép mua không quá 250 căn (tương đương với 10%) tổng số lượng căn trong dự án. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.