Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó, việc xét xử vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng. Tại phiên tòa, trên những cơ sở chứng cứ đã được kiểm tra công khai, tòa án ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội. Đối với bị cáo chưa thành niên thì có những quy định riêng về quy trình xét xử. Vậy đối với bị cáo đã thành niên thì như thế nào? Khi xét xử bị cáo đã thành niên cần lưu ý những quy định gì? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bị cáo
Người đã bị toà án quyết định đưa ra xét xử.
Thuật ngữ “bị cáo” đã được sử dụng trong nhiều sắc lệnh về tổ chức các cơ quan tư pháp do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kí từ năm 1945. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1974 trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự (kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27.9.1974 của Toà án nhân dân tối cao) mới đưa ra định nghĩa pháp lí về khái niệm bị cáo: “Bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước toà án nhân dân”. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, khái niệm bị cáo được quy định tại Điều 34. Tiếp đến, khái niệm bị cáo tiếp tục được quy định tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Từ thời điểm thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị can trở thành bị cáo.
Bi cáo có quyền được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định này phải được giao cho bị cáo chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên toà. Bị cáo được tham gia phiên toà, được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; được đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được nói lời sau cùng trước khi nghị án; có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bị cáo được giao nhận quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, bản sao bản án; có quyền lkkháng cáo bản án và quyết định của toà án.
Bị cáo có nghĩa vụ như nghĩa vụ được quy định với bị can, phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án. Trong trường hợp vắng mặt không có lí do chính đáng thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Bị cáo có những quyền gì?
Theo khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015, bị cáo có những quyền sau đây:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khi xét xử bị cáo đã thành niên
Để xác định tuổi của bị cáo là người dưới 18 tuổi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng MỌI BIỆN PHÁP để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của họ căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy chứng sinh;
- Giấy khai sinh;
- Chứng minh nhân dân;
- Thẻ căn cước công dân;
- Sổ hộ khẩu;
- Hộ chiếu.
Các chứng cứ đó phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi đã dùng các biện pháp để xác định tuổi của bị cáo và có khẳng định bị cáo đã trên 18 tuổi như vậy là đã đủ tuổi thành niên, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy thủ tục xét xử được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo đã thành niên
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 thì việc Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần phải được tiến hành theo quy trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Bước 1: Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án:
- Tòa án kiểm tra và xử lý bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo do viện kiểm sát giao và nếu đầy đủ thì tiến hành thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
- Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Bước 2: Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
- Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:
- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
- Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 3: Thực hiện thủ tục bắt đầu phiên tòa.
- Chuẩn bị khai mạc phiên tòa;
- Khai mạc phiên tòa;
- Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản;
- Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng;
- Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.
Bước 4: Tiến hành thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
- Công bố bản cáo trạng;
- Tiến hành xét hỏi và kết thúc việc xét hỏi;
- Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa; Kiểm sát viên tiến hành luận tội;
- Tiến hành tranh luận tại phiên tòa;
- Tiếp tục xét hỏi;
- Bị cáo nói lời sau cùng.
Bước 5: Nghị án và tuyên án
- Nghị án: Sau khi kết thúc tranh luận, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận về quyết định bản án, tiến hành xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến luận tội của viện kiểm sát, lời bào chữa, ý kiến của bị cáo, người có lợi ích cần được giải quyết trong vụ án. Thành viên hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết các vấn đề của vụ án theo đa số.
- Tuyên án: Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
- Trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Khi xét xử bị cáo đã thành niên ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn ly hôn đơn phương với người nước ngoài vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều luật đang bình luận bị cáo có những nghĩa vụ sau đây:
– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị cáo có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Ngoài ra, bị cáo có thể vẫn được vắng mặt trong phiên tòa nếu:
– Có lý do bất khả kháng
– Do trở ngại khách quan
Những trường hợp khác, bị cáo bắt buộc phải có mặt tại Tòa nếu không Tòa án có thể sử dụng biện pháp áp giải. Trong trường hợp bị cáo bỏ trốn thì sẽ bị truy nã.
Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Nếu đối tượng là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
Ngoài ra, có một số điểm giống nhau trong quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là:
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
– Đề nghị giám định, định giá tài sản;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trong trường hợp có giấy triệu tập của cơ quan, người có thẩm quyền (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với bị can, tòa án với bị cáo) nếu:
+ Vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải;
+ Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.