Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?

24/11/2022
Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?
313
Views

Xin chào Luật sư. Em là sinh viên mới ra trường. Em có đi xin việc vào một công ty, nhưng khi thỏa thuận ký hợp đồng lao động thì công ty yêu cầu tạm giữ lương nhân viên trong tháng đầu tiên. Vậy xin luật sư cho em biết định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không? Em rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của luật sư, mong luật sư cung cấp cho tôi thông tin pháp luật quy định về vấn đề này. Rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì hình thức hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản. Việc công ty định khoản tạm giữ lương nhân viên là đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 17 về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là: “Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”. Như vậy, ban giám đốc công ty đưa điều khoản này vào trong hợp đồng lao động là bất hợp pháp.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Người sử dụng lao động giữ lương nhân viên bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 điều 16 về hành vi vi phạm quy định về trả lương như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động….

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy có thể thấy pháp luật quy định đối với hành vi giữ lương hoặc thỏa thuận giữ lương của người lao động. Đối với các trường hợp này mức phạt là khá cao có thể lên tới 50 triệu. Đây là mức phạt còn khá nhẹ đối với những hành vi này.

Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?
Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?

Thực tế diễn ra hiện nay có không ít các trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận yêu cầu được giữ lương tháng đầu của người lao động để đảm bảo một nghĩa vụ nào đó. Đặc biệt vấn đề này tồn tại không ít đối với trường hợp các sinh viên, người lao động đại trà đi làm thêm tại các siêu thị, nhà hàng quán ăn… Vì vậy, khi người lao động gặp tình trạng này có thể làm đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi.

Kỳ hạn trả lương cho người lao động là gì?

Kỳ hạn trả lương có thể là theo ngày, theo tháng tùy thuộc vào thỏa thuận các bên. Tuy nhiên, nếu có những sự kiện bất khả kháng xảy ra thì được phép trả muộn hơn; nhưng không được chậm quá 1 tháng. Cụ thể theo quy định tại khoản 4 điều 97 Bộ luật Lao động 2019 về kỳ hạn trả lương cho người lao động trong trường hợp bất khả kháng như sau:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động; đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên; thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính; theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản; trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”

Thông tin liên hệ luật sư

Trên đây là bài viết tư vấn về Định khoản tạm giữ lương nhân viên có hợp pháp không?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động là bao nhiêu ngày?

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi các bên chấm dứt hợp đồng lao động?

Khi các bên chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là gì?

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.