Các điều kiện để trở thành người thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay

17/09/2021
Các điều kiện để trở thành người thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay
1067
Views

Xác định chủ thể được hưởng thừa kế luôn là một chế định quan trọng trong pháp luật về thừa kế hiện nay. Theo quy định hiện hành thì chia di sản thừa kế bao gồm hai hình thức, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về các điều kiện để trở thành người thừa kế được hưởng di sản thừa kế? Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Thừa kế, quyền thừa kế

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền thừa kế được pháp luật các nước trên thới giới công nhận. 

Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau :

  • Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất
  • Quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo di nguyện của bản thân
  • Quyền được hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Quy định về người thừa kế

Tại Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, cụ thể:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điể mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người thừa kế để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật.

Theo các quy định nêu trên về người thừa kế thì:

+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, là thời điểm xác định di sản thừa kế của người chết để lại, là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

+ Còn sống nghĩa là cơ thể của người đó còn thở. Sinh ra và còn sống nghĩa là trẻ sơ sinh có biểu hiện của sự sống tại thời điểm sinh ra.

+ Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, không có tổ chức.

+ Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức; thì cơ quan, tổ chức đó phải đang còn tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế.

Đối tượng của quyền thừa kế

Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. Tài sản theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra, tài sản thừa k

Điều kiện để trở thành người thừa kế

Cũng theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân để được hưởng di sản thừa kế phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
  • Cá nhân là thai nhi đòi hỏi khi được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
  • Người thừa kế không thuộc các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015; trừ trường hợp luật quy định khác.
  • Không phải là những người bị truất quyền hưởng di sản; trừ tường hợp những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 644 bao gồm: con chưa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động mà không từ chối nhận di sản ;hoặc không rơi vào những trường hợp bị cấm hưởng di sản.
  • Trường hợp người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân; thì phải đang còn tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cơ quan; tổ chức được người để lại di sản chỉ định trong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; thì sẽ không được hưởng di sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các điều kiện để trở thành người thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Điều kiện để chủ thể là cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế?

Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 là: cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều đó có nghĩa là, tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.

Những thay đổi về pháp luật thừa kế năm 2021?

Những thay đổi quan trọng bao gồm:
– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc;
– Quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế;
– Quy định chi tiết về thứ tự ưu tiên thanh toán;
– Quy định về thời điểm từ chối nhận thừa kế.

Thừa kế là gì?

Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó. Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người. Các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu xã hội.

Khi nào thì được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận