Cách tính thuế đất ở nông thôn như thế nào?

24/11/2022
Cách tính thuế đất ở nông thôn
308
Views

Thuế nhà đất hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước với tỷ trọng không lớn nhưng lại là một loại thuế rất phức tạp, việc quản lý thu hết sức khó khăn bởi loại thuế này gắn liền trực tiếp tới từng hộ dân cư. Cùng với việc đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, việc áp dụng các mức thuế đối với các hộ dân là hết sức cần thiết. Vậy cách tính thuế đất ở nông thôn như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Thuế đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư là cách mà người dân gọi phổ biến đối với loại đất dùng để ở hoặc xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, luật pháp không chính thức công nhận tên gọi “đất thổ cư”.

Theo Luật đất đai năm 2013 thì đất ở (hay còn gọi đất thổ cư) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được Nhà nước công nhận qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và chia thành 2 loại là đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT) và đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT).

Thuế đất thổ cư có thể hiểu là khoản thuế mà chủ sử dụng đất ở phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Tuy nhiên, khái niệm về thuế đất thổ cư không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chính thống.

Như vậy, Thuế đất thổ cư nông thôn là khoản thuế đối với đất ở tại nông thôn phải nộp cho Nhà nước hàng năm.

Đối tượng chịu thuế đất thổ cư nông thôn

Thông thường đối với đất thổ cư không đơn giản chỉ dùng để ở mà còn dùng với mục đích kinh doanh. Do vậy, mà đối tượng chịu thuế đất thổ cư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Về Thuế đất ở: Đây là loại đất dùng để xây dựng nhà ở hoặc công trình khác phục vụ cho đời sống của nhân dân. Với đất ở nông thôn thì đất thuộc phạm vi địa giới hành chính xã. Chỉ trừ đất tại khu đô thị mới vẫn thuộc sự quản lý của xã nhưng nằm trong quy hoạch phát triển các quận, thị xã, thành phố.

Thuế nhà ở

Nhà ở là công trình xây dựng phục vụ nhu cầu sinh sống của hộ gia đình, cá nhân. Do vậy, nhà ở thường được chia thành các loại hình cơ bản như:

  • Nhà ở riêng lẻ. Đây là nhà ở xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình
  • Nhà ở chung cư. Đây là nhà ở được xây dựng có 2 tầng trở lên có nhiều căn hộ, cầu thang chung, lối đi chung. Đặc biệt là có cả phần không gian sở hữu riêng và chung phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
  • Về nhà ở thương mại. Đây là nhà ở được đầu tư xây dựng với mục đích thương mại
  • Nhà ở công vụ. Đây nhà ở dành riêng cho các đối tượng thuộc diện ở nhà công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
  • Nhà ở tái định cư. Đây là nhà các cá nhân, hộ gia đình nào thuộc diện được hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa sẽ được bố trí ở tại đây.
  • Nhà ở xã hội. Là nhà mà các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở của Nhà nước sẽ được bố trí để ở tại đây.

Thế nào là đất ở nông thôn tại Việt Nam?

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định về đất ở nông thôn như sau:

– Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
  • Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Đất ở tại nông thôn – ONT: Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.

Cách tính thuế đất ở nông thôn
Cách tính thuế đất ở nông thôn

Cách tính thuế đất ở nông thôn

Đối tượng chịu thuế đất ở

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh).

Công thức tính thuế sử dụng đất ở

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp (đồng)=Số thuế phát sinh (đồng)Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó,

Số thuế phát sinh=Diện tích đất tính thuếxGiá của 1m2 đất (đồng/m2)xThuế suất %

Như vậy, để tính được số thuế phát sinh cần phải biết được 03 yếu tố: Diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất và thuế suất.

Diện tích đất ở tính thuế

Diện tích đất ở tính thuế bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.

– Trường hợp 1: Người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong phạm vi một tỉnh thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh.

– Trường hợp 2: Nếu đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trên Sổ đỏ; Trường hợp diện tích đất ở ghi trên Sổ đỏ nhỏ hơn diện tích đất thực tế sử dụng thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.

– Trường hợp 3: Nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất mà chưa được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế đối với từng người nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng của từng người nộp thuế đó.

– Trường hợp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên Sổ đỏ

Về việc xác định giá đất tính thuế đối với thửa đất có nhiều vị trí khác nhau:

– Tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định: “Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.”

  • Do vậy, đối với trường hợp 01 thửa đất tính thuế có nhiều vị trí khác nhau mà người nộp thuế không khai hoặc khai không đủ (chính xác) vị trí thửa đất tính thuế thì cơ quan thuế căn cứ vào xác nhận của cơ quan chức năng tại bảng kê chi tiết được lập kèm theo Tờ khai thuế để áp giá đất tính thuế theo nguyên tắc:

– Trường hợp UBND cấp tỉnh đã quy định cụ thể cách xác định giá đất làm căn cứ tính thuế đối với thửa đất nằm trên nhiều vị trí khác nhau thì thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

– Trường hợp UBND cấp tỉnh chưa có quy định thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương xác định giá đất để làm căn cứ tính thuế tương ứng với từng vị trí của thửa đất theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc đề xuất phương pháp tính phù hợp với thực tế tại địa phương và báo cáo UBND cấp tỉnh quy định bổ sung.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Cách tính thuế đất ở nông thôn?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến dịch vụ tách sổ đỏ nhanh chóng, uy tín của chúng tôi hay tìm hiểu về tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tính thuế đất ở nông nghiệp?

– Số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được xác định trong phạm vi một (01) tỉnh.
– Trường hợp người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận, huyện trong phạm vi một (01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan Thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
– Trường hợp trong năm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi. Trường hợp trong năm phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì số thuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh sự thay đổi.

Giá của 1 m2 đất tính thuế được tính như thế nào

Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.
– Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1 m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1 m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.
– Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.
– Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1 m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.

Thuế đất thổ cư nông thôn có rẻ hơn thành phố không?

Theo quy định, thuế suất không có sự chênh lệch giữa nông thôn và đô thị. Diện tích đất chịu tính thuế tùy thuộc vào hạn mức giao đất, cho thuê đất của từng địa phương. Còn giá của 1m2 đất sẽ có sự khác nhau giữa nông thôn và thành phố.
Trên thực tế, giá của 1m2 đất ở thành phố thường cao hơn và thậm chí gấp nhiều lần so với giá 1m2 đất ở nông thôn. Vì vậy, mức thuế phải nộp ở nông thôn thường sẽ rẻ hơn mức thuế phải nộp ở thành phố.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.