Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết là gì?

24/11/2022
Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết
241
Views

Khi việc ghép mô, bộ phận cơ thể trở thành một công cụ điều trị được sử dụng hiệu quả những năm 70. Cùng với đó là vấn đề của người hiến tạng sau khi chết hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến khía cạnh pháp lý của vấn đề này. Bởi đa số các Luật đều nêu rõ việc hiến mô, bộ phận cơ thể người là một hành động nhân đạo cao cả, không được mang tính thương mại. Bởi vậy mà những vấn đề về quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết bao gồm những gì? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 104/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 05/10/2017

Ai có thể hiến tạng?

Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Pháp luật hiện hành cũng không quy định bắt buộc người đăng ký hiến tạng phải có sự đồng ý của người thân như cha, mẹ trong đơn đăng ký hiến tạng. Tuy nhiên người hiến tạng cũng nên thông báo và nhận sự đồng ý của gia đình vì trong trường hợp nếu đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não mà gia đình không biết sẽ khó khăn trong việc báo tin cho cơ sở y tế hoặc tránh sự phản đối của gia đình trong trường hợp hiến khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, làm cho không thực hiện được ý nguyện hiến tặng của mình.

Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết
Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết

Người hiến tạng được hưởng những quyền lợi gì?

Quyền lợi của người hiến tạng được quy định tại Thông tư 104/2017/TT-BTC, trong đó gồm những quyền lợi sau:

Chế độ khám sức khỏe định kỳ

– Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

– Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;

– Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;

– Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.

Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài

– Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.

– Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

Bên cạnh đó, người hiến tạng còn được:

Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế, được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Các quyền lợi khác

Ngoài các quyền lợi cụ thể đã trình bày phía trên, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định các quyền lợi khác đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người như sau:

– Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

– Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

– Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Tử tù có được hiến tạng cho y học hay không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Điều này được hiểu rằng tất cả mọi người đều có quyền này, không loại từ là tử tù.

Bên cạnh đó Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng quy định “người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

Từ hai căn cứ trên, có thể kết luận khi một người bị tuyên án tử hình (Chắc chắn đã trên 18 tuổi và đầy đủ năng lực hành vi dân sự) có quyền được hiến xác, hiến tạng.

Tuy nhiên y học không cho phép tử tù được thực hiện nguyện vọng hiến tạng

Như phân tích ở trên, pháp luật hiện nay không cấm tử tù hiến tạng, hiến xác để phục vụ cho y học. Tuy nhiên có thể thấy theo quy định của Luật thi hành án hình sự hiện hành vì án tử hình được thực thi bằng hình thức tiêm thuốc độc. Khi cơ thể đã bị tiêm thuốc độc thì các cơ quan, mô, bộ phận cơ thể người đã bị nhiễm độc. Khi cơ thể đã chết thì các cơ quan, mô, bộ phận không thể sử dụng để phục vụ cho việc cấy, ghép cứu người theo các thủ thuật y khoa.

Chính vì vậy, việc tử tù hiến tạng tuy không cấm nhưng không thể thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ mẫu đơn ly hôn đơn phương nhanh chóng, uy tín, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký hiện tạng ở đâu?

Người có nhu cầu hiến tạng có thể đăng ký trực tiếp tại Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại BV Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM. Sau đó, sẽ được hướng dẫn chi tiết.
Nếu ở xa, có thể liên hệ qua số điện thoại (84-28) 38554137 – 1184 hoặc điện thoại 24/24 giờ qua số 0913.677.016 để được hướng dẫn gửi đơn đăng ký theo đường bưu điện.

Tại sao không mổ lấy nội tạng trước khi thi hành án tử?

Mục đích của việc thi hành án tử hình là nhằm trừng trị tội ác mà tử tù đã gây ra. Luật thi hành án hình sự chỉ quy định 1 phương thức tử hình đó là tiêm thuốc độc. Mọi trường hợp làm cho người bị tuyên án tử hình chết không phải bằng hình thức tiêm thuốc độc đúng theo quy trình thi hành án đêu được xem là hành vi làm chết người trái pháp luật. Bên cạnh đó, sự nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe của BLHS cũng sẽ bị phương hại.

Hiến tạng để làm gì?

Nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam là rất lớn, cả nước hiện có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận. Về ghép gan, chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan. Hiện cả nước có khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi…

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.