Doanh nghiệp pha chế xăng dầu giả có bị truy cứu hình sự không

17/09/2021
Doanh nghiệp pha chế xăng dầu giả có bị truy cứu hình sự không
721
Views

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu đang cố tình sử các chiêu tò, kỹ thuật, công nghệ; nhằm gian lận trong thực hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu. Theo đó, hành vi gian lận của nhân viên cây xăng; và đơn vị kinh doanh xăng dầu dẫn đến tình trạng gian lận; móc túi người mua hàng một cách tinh xảo. Vậy hành vi pha chế xăng dầu giả có bị truy cứu hình sự không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

“Thông tin về đường dây sản xuất 200 triệu lít xăng giả do ông Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu được thiếu tướng Vũ Hồng Văn nói tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ngày 15/9.

Công an Đồng Nai phát hiện đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô lớn sau tố giác của người dân về việc mua phải xăng kém chất lượng. Quá trình điều tra xác định, băng nhóm này đã thành lập nhiều công ty vận chuyển, mua bán xăng dầu để làm bình phong; thuê các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại… để phục vụ hành vi phạm tội.”

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Xăng giả gây hại như thế nào cho xe?

Khi pha chế xăng dầu giả, dung môi nhiều, các gioăng cao su sẽ nở ra gây hiện tượng xì, rò rỉ xăng. “Xăng bị rò rỉ, chỉ cần gặp một tia lửa điện cũng có thể phát cháy, dễ dẫn đến các vụ cháy nổ ở bãi xe chung cư, nơi công cộng”.

Ngoài ra, xăng giả cũng làm cho tuổi thọ xe máy giảm đáng kể. Mặc dù được “bơm” các chất phụ gia nhưng chỉ số octane của xăng giả cũng không thể bằng xăng thật.

Do đó, khi sử dụng xăng giả, xe dễ xảy ra hiện tượng kích nổ, gây ra sóng áp suất mạnh. Các chi tiết về cơ khí như pittong, bạc, dên… dễ bị cong, mòn, hư hại.

Các ôtô hoặc xe máy đời mới đều có bộ lọc khí thải; có tác dụng trung hoà khí thải từ động cơ, sinh ra các chất không độc thải ra môi trường. Trong khi đó, các chất dung môi, phụ gia được được pha vào xăng giả; khi bị đốt cháy tạo ra khí thải làm vô hiệu hoá hoặc làm hư bộ lọc khí thải. Điều này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn; nhất là khi người làm xăng giả sử dụng acetat chì – chất hiện đã bị cấm, để pha vào xăng nhằm tăng chỉ số octane.

Doanh nghiệp pha chế xăng dầu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi pha chế xăng dầu giả có thể bị xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ Luật hình sư 2015:

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Làm chết người;

i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

n) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;

c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Làm chết 02 người trở lên;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

hành vi kinh doanh xăng dầu giả

Theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP đối với hành vi kinh doanh xăng dầu kém chất lượng:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng; đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định; phạt tiền từ 3 lần đến 5 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp pha chế xăng dầu giả có bị truy cứu hình sự không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên cây xăng bơm láo bị phạt thế nào?

Nhân viên cây xăng có hành vi lừa dối khách hàng có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Làm việc tại công ty nhập lậu xăng dầu có phạm tội gì không?

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Bạn biết được hành vi trái pháp luật của công ty, và thực hiện những hành vi trái pháp luật mà công ty giao cho, hoặc tạo điều kiện để cho hành vi trái pháp luật được thực hiện, thì ở đây bạn được xác định là đồng phạm. Và bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận