Các nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

16/09/2021
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2021
726
Views

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trong thực tiễn áp dụng, các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhất định. Ví dụ như không cụ thể, rõ ràng; không bao quát hết mọi trường hợp xảy ra. Đặc biệt là nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn; và từ đó gây khó khăn nhiều cho công tác xét xử của Tòa án.

Vậy Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Các nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định”

“Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng có thể có các nội dung như:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng
  • Giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp…”

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Đây là hình thức trách nhiệm dân sự được lập ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.

Căn cứ phát sinh

Căn cứ pháp lý tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận