Sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện làm việc không?

11/11/2022
Sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện làm việc không?
533
Views

Sức khỏe là một trong những yêu cầu bắt buộc để một người có thể làm việc. Do đó, theo quy định của pháp luật, người lao động phải đủ điều kiện sức khỏe để công tác và làm việc. Vậy trường hợp sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện làm việc không? Có nhất thiết phải khám sức khỏe trước và khi đã đi làm không? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn tham khảo bài viết dưới dây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Có nhất thiết phải khám sức khỏe trước và khi đã đi làm không?

Khám sức khỏe trước khi đi làm

Hiện nay tại thông tin tuyển dụng của một số nơi hay một số công ty, ngành nghề khi đăng tuyển đều có kèm theo tiêu chí về sức khỏe. Do tính chất đặc thù của công việc nên một số ngành nghề bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi đi làm, những ngành nghề có thể kể đến như ngành hàng không, công an, giáo dục, khai thác,… Đây đều là những công việc cần đến sức khỏe tốt nên việc đặt vấn đề sức khỏe là tiêu chí ưu tiên tuyển dụng là điều khá cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc cũng như đảm bảo chính quyền lợi cho người lao động

Như vậy, vấn đề sức khỏe là tiêu chí bắt buộc hay là tiêu chí ưu tiên ứng tuyền sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất, đặc thù công việc và nơi mà bạn ứng tuyển. Do đó, việc khám sức khỏe trước khi đi làm cũng chưa hẳn là tiêu chí bắt buộc nếu như doanh nghiệp không yêu cầu đến vấn đề này.

Khám sức khỏe sau khi đi làm

Tại Bộ luật lao động năm 2019 và Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định trách nhiệm của các công ty, doanh nghiệp đối với việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Tức là, sau khi đã trúng tuyển vào vị trí của doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đảm bảo sức khỏe cho nhân viên của mình trong suốt quá trình kể từ khi người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động. 

Theo đó, hàng năm người sử dụng lao động sẽ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động. Đối với những trường hợp đặc biệt như người lao động phải làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… hoặc người lao động là người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi thì sẽ được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần

Riêng đối với lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. Còn người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. 

Việc tổ chức khám và bố trí, sắp cếp vị trí làm việc cần phải đảm bảo phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động và những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm bắt buộc của các công ty, doanh nghiệp trong quá trình từ khi người lao động vào làm việc đến suốt quá trình người lao động làm việc tại cơ sở

Sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện làm việc không?

Đối với người lao động thông thường, áp dụng cho cả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, vấn đề về sức khỏe cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT. Theo đó, người lao động sẽ phải khám những hạng mục: Nội – ngoại khoa, thị lực, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, da liễu, xét nghiệm máu và nước tiểu. Đối với lao động nữ thì thêm mục khám phụ khoa. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe cũng có thể khám theo yêu cầu của doanh nghiệp do tính chất đặc thù của một số ngành nghề có sự yêu cầu cụ thể cho ứng viên, người lao động. 

Về tiêu chuẩn sức khỏe của người lao động được quy định cụ thể tại như sau:

+ Sức khỏe loại I: Rất khỏe

+ Sức khỏe loại II: Khỏe

+ Sức khỏe loại III: Trung bình

+ Sức khỏe loại IV: Yếu

+ Sức khỏe loại V: Rất yếu

Thông thường, những người ứng tuyển vào các doanh nghiệp thuộc sức khỏe loại I và II sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn những mức còn lại. Nhưng không có nghĩa những người thuộc sức khỏe loại III, IV, V không được đi làm, mà họ có thể ứng tuyển tại các vị trí, công việc có tính chất nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của họ hơn. 

Như vậy, người có sức khỏe loại 3 vẫn đủ điều kiện làm việc. Và người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động (Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

Khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?

Khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?
Khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?

Để quá trình xin cấp giấy khám sức khỏe xin việc diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, trước khi đi khám cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Thông tin cá nhân chính xác bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc (của cá nhân và người thân);
  • Ảnh kích thước 4×6 (cm): ít nhất 2 chiếc. Mỗi một tờ khám sức khỏe xin thêm cần có thêm 1 ảnh. Như vậy, nếu bạn cần 3 tờ kết quả khám sức khỏe thì cần chuẩn bị 4 ảnh kích thước 4×6(cm);
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
  • Sổ bảo hiểm y tế (nếu có);
  • Đơn thuốc đang sử dụng (nếu có);
  • Chi phí khám.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước khi đến khám. Nếu thiếu giấy tờ nào, bạn sẽ được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ và quay lại vào lần sau. Như vậy sẽ rất mất thời gian.

Chi phí khám sức khỏe xin việc

Khám sức khỏe xin việc có chi phí khác nhau tùy thuộc vào địa chỉ khám. Người khám bệnh phải trả chi phí cho các danh mục:

  • Phí khám ban đầu từ 100.000 – 300.000đ/lần;
  • Phí siêu âm; Phụ khoa; Răng – hàm – mặt; Tai – mũi – họng; Da liễu; Xét nghiệm máu; Xét nghiệm nước tiểu; x-quang, test khác (nếu có);
  • Chi phí phát sinh (nếu có).

Chi phí khám sức khỏe xin việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở khám, dịch vụ khám, bác sĩ, máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thăm khám, danh mục khám, chế độ hậu mãi,… Vì vậy, tùy thuộc vào khả năng kinh tế và nhu cầu của mình mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn địa chỉ khám sức khỏe xin việc phù hợp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện làm việc không?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện sức khỏe làm việc đối với các trường hợp đặc biệt

Đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi, doanh nghiệp cần phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người lao động chưa đủ 15 tuổi có phù hợp với công việc.
Đối với người lao động cao tuổi thì pháp luật nghiêm cấm doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc mang tính chất nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người cao tuổi, trừ trường hợp đảm bảo các điều kiện về việc an toàn lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?

Theo Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
“2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.”

Sức khỏe loại 3 có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, công dân có sức khỏe loại 3 vẫn sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tuyển quân theo quy định trên và không thuộc các trường hợp tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.