Đơn trình bày nguyện vọng nuôi con mới năm 2022

02/11/2022
Đơn trình bày nguyện vọng nuôi con mới năm 2022
484
Views

Xin chào Luật sư 247. Vợ chồng tôi đã kết hôn 11 năm, nay do gia đình liên tục xảy ra nhiều mâu thuẫn, tôi đã cố gắng để giữ gìn hạnh phúc gia đình nhưng không có kết quả, nay cả hai đã quyết định sẽ ly hôn. Chúng tôi có với nhau một người con chung, năm nay cháu đã 8 tuổi, tôi có thắc mắc rằng khi ly hôn quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? Tôi được biết rằng trong quá trình ly hôn của vợ chồng, khi có con chung từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Vậy đơn trình bày nguyện vọng nuôi con được viết như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai?

 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

  • Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

  • Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);

+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;

Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

– Người giám hộ được cử, chỉ định:

+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Lưu ý: cử, chỉ định cho con từ đủ 07 (bảy) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đơn trình bày nguyện vọng nuôi con
Đơn trình bày nguyện vọng nuôi con

Các điều kiện khác để quyết định khi bố mẹ ly hôn con ở với ai?

Giải đáp thắc mắc khi bố mẹ ly hôn, con ở với ai? Để quyết định quyền nhận nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ các yêu cầu sau:

  • Một là, về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Đảm bảo chu cấp và đáp ứng đầy đủ trong quá trinh nuôi dưỡng, chăm sóc con.
  • Hai là, các yếu tố về tinh thần. Đó là thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ. Đảm bảo đáp ứng đủ những giá trị tinh thần cho con dể con phát triển tốt, toàn diện.

Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Bên cạnh nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con. Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:

  • Thứ nhất, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Thứ hai, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Thứ ba, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Người nào không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom; cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Dẫy vậy, khi bố mẹ ly hôn con ở với ai vẫn là vấn đề được các cặp vợ chồng đặt nhiều tranh cãi.

Tải xuống mẫu đơn trình bày nguyện vọng nuôi con

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thủ tục nộp đơn trình bày nguyện vọng của con

Khi hai vợ chồng ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên) thì có thể nộp đơn trình bày nguyện vọng của con này kèm theo hồ sơ ly hôn gửi lên Tòa án hoặc có thể bổ sung trong quá trình hòa giải.

– Ly hôn thuận tình: Trong trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con + thêm đơn trình bày nguyện vọng của con thì Tòa sẽ quyết định Công nhận sự thỏa thuận đó.

Ví dụ: Con mong muốn ở với mẹ và hai vợ chồng cũng thỏa thuận con ở với mẹ thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó, quyết định người mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con.

Trường hợp nếu nguyện vọng con muốn ở với mẹ mà hai vợ chồng thỏa thuận con ở với bố thì Tòa án sẽ xem xét tiến hành hòa giải hoặc chuyển qua trường hợp đơn phương.

– Ly hôn đơn phương: Khi nhận được đơn trình bày nguyện vọng Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng này của con và điều kiện về mọi mặt của Bố, Mẹ dành cho con từ đó quyết định ai là người được quyền trực tiếp nuôi con.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đơn trình bày nguyện vọng nuôi con mới năm 2022“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân hay cách soạn thảo tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Có bị tước quyền nuôi con khi ngoại tình không?

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp người chồng ly hôn vì vợ ngoại tình, Toà án hôn nhân và gia đình không có chức năng xử lý về tội ngoại tình của người vợ, tuy nhiên toà có thể lấy yếu tố lỗi ngoại tình để chia cho người chồng phần tài sản nhiều hơn theo yếu tố trình bày ở trên là “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Khi nào sẽ bị tước quyền nuôi con?

 Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong một số trường hợp cụ thể, cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi con dưới 18 tuổi như sau: 
Cha mẹ bị kết án về tội danh xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có các hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con cái
Có hành vi phá tán tài sản của con 
Có lối sống đồi trụy 
Cha mẹ xúi giục, ép buộc con cái làm điều trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội. 

Cần đáp ứng nhưng điều kiện gì để chứng minh đủ điều kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn?

Các điều kiện cần chứng minh đó là:
+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi con hay không).
+ Chỗ ở ổn định.
+ Môi trường sống đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về hể chất và tinh thần cho con.
+ Thời gian làm việc có đảm bảo để chăm sóc con hay không.
+ Sự quan tâm, chăm sóc giành cho con.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.