Nhóm đối tượng giả danh công an để lừa tiền bị xử lý như thế nào?

16/09/2021
giả danh công an để lừa tiền
1133
Views

Nhóm đối tượng giả danh công an để lừa tiền của người phụ nữ ở Bắc cạn có thể bị xử lý về những tội gì? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Tóm tắt:

Công an tỉnh Bắc Kạn vừa thông tin về vụ giả danh cán bộ điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Bị hại là bà T.T.T.H (SN 1978, ở TP Bắc Kạn).

Trước đó, trưa 14/9, bà H nhận được điện thoại của một số người tự xưng cán bộ cơ quan điều tra gọi điện thoại thông báo bà liên quan đến đường dây tội phạm. Đối phương đe dọa sẽ bắt giam bà H.

Sau đó nhóm trên yêu cầu bà H mở một tài khoản ngân hàng gửi tiền phục vụ quá trình xác minh tài sản. Do lo sợ, bà H đã thực hiện theo yêu cầu.

Theo cơ quan công an, lần đầu bà H đã chuyển thành công 350 triệu đồng theo hướng dẫn của nhóm giả danh cảnh sát. Lần thứ 2, bà H chuyển 910 triệu đồng. Tuy nhiên, do thực hiện sau 16h30 nên giao dịch chưa thành công.

Tối cùng ngày, bà H nghi ngờ bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên trình báo Công an TP Bắc Kạn. Ngay sau đó, cơ quan chức năng hướng dẫn bị hại phối hợp với ngân hàng hủy lệnh chuyển 910 triệu đồng và phong tỏa tài khoản liên quan.

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Giả danh công an để lừa tiền bị xử lý về những tội gì

Hiện nay, thực trạng đóng giả công an, cán bộ công chức để lừa đảo diễn ra khá phổ biến trên mạng xã hội. Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng giả danh Công an chủ yếu là nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lừa tình hoặc nhằm trộm cắp,… Hình thức mà của các đối tượng cũng rất đa dạng như giả danh cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động,…

Đối tượng giả danh công an giao thông thường nhằm vào những người có hành vi vi phạm Luật Giao thông, giả danh công an hình sự thường nhằm vào các gia đình có người thân đang trong vòng lao lý, những người này có nhu cầu cần chạy án. Đối tượng giả danh này lợi dụng dựa trên sự thiếu cảnh giác, tâm lý lo sợ của người bị hại, muốn đút lót tiền để được giải quyết nhanh hơn nên chúng đã tiến hành vòi vĩnh tiền của những người này.

Với những đối tượng khi thực hiện hành vi phạm tội mà bị phát giác có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.

Mức hình phạt cho tội lừa đảo đảo chiếm đoạt tài sản

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Mức hình phạt cho tội giả danh công an

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Mức phạt tù cho nhóm đối tượng giả danh công an để lừa tiền

Để xác định cụ thể được mức hình phạt cho từng đối tượng trong nhóm giả danh công an để lừa tiền cần phải được cơ quan điều tra chi tiết về các tình tiết phạm tội, nhân thân và chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, mức hình phạt đưa ra dưới đây chỉ là tham khảo.

Với hành vi lừa đảo chiếm đoạt 350 triệu đồng và 910 triệu đồng chưa thành nhóm đối tượng phạm tội có thể phải chịu khung hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phạt tù từ 12 đến 20 năm tù hoặc chung thân.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt bổ sung cho tội giả danh công an để lừa tiền?

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Giả danh công an để lừa tiền có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp các đối tượng giả danh công an chiếm đoạt tài sản giá trị dưới 2 triệu đồng và không gây hậu quả nghiêm trọng. Thì có thể bị xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Giả danh công an để lừa tiền nhưng chưa nhận được tiền có bị xử lý hình sự?

Căn cứ điều 15 bộ luật hình sự 2015; Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Cố ý phạm tội là gì?

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận