Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào năm 2022?

27/10/2022
Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
332
Views

Tôi có câu hỏi cần được Luật sư tư vấn giúp tôi. Bạn tôi năm nay 17 tuổi. Trong một lần không kìm chế được bản thân đã có hành vi giao cấu với em gái là con gái út của người chú. Cho tôi hỏi trong trường hợp của bạn tôi thì xử lý như thế nào? Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Để giải đáp về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề ” Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? ” thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Loạn luân là gì?

Loạn luân là (Hành vi) giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017) định nghĩa về hành vi loạn luân, cụ thể như sau:

  • Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha.

Loạn luân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng quan hệ gia đình. Hành vi loạn luân được quy định là tội danh độc lập thuộc nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong luật hình sự Việt Nam kể từ khi Bộ luật hình sự cũ năm 1985 có hiệu lực. Trước đó, Luật hình sự Việt Nam cũng đã coi loạn luân là tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm loạn luân ở giai đoạn này được hiểu rộng hơn so với cách hiểu trong Bộ luật hình sự cũ năm 1985. Trong Bộ luật hình sự cũ năm 1999, tội loạn luân tiếp tục được quy định như trong Bộ luật hình sự cũ năm 1985.
Tội loạn luân được hiểu là hành vị thuận tình giao cấu giữa những người mà giữa họ có quan hệ gia đình gần gũi với nhau hoặc là cùng dòng triều về trực hệ hoặc là giữa anh chị em ruột (cùng cha mẹ hoặc chỉ cùng mẹ hay cha). Trước khi Bộ luật hình sự cũ năm 1985 có hiệu lực, những người được ghi là giữa họ có quan hệ gia đình gần gũi còn bao gồm cả bố chồng với con dâu và mẹ vợ với con rể. Nếu giữa những người này có hành vi thuận tình giao cấu thì họ cũng bị coi là phạm tội loạn luân.
Tội loạn luân cần được phân biệt với trường hợp giữa những người có đủ điều kiện về chủ thể của tội loạn luân có hành vi giao cấu với nhau nhưng không phải là thuận tình mà do một trong hai người đã dùng thủ đoạn khác nhau để giao cấu với người kia trái với ý muốn của họ. Trường hợp này trước hết cấu thành tội phạm xâm phạm tình dục tương ứng với thủ đoạn đã sử dụng có thể là tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm… Tình tiết loạn luân được coi là tình tiết tăng nặng định khung khi tội xâm phạm tình dục đó có quy định như tội hiếp dâm… Trong trường hợp tội xâm phạm tình dục đã phạm không quy định tình tiết này thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Quy định về tội loạn luân theo quy định của Bộ luật hình sự

Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội loạn luân như sau: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Tội loạn luân được quy định trong luật hình sự là xuất phát từ cơ sở khoa học của sự cần thiết phải tránh di truyền huyết thống có hại đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thân của con cái cũng như do yêu cầu của việc bảo vệ đời sống hạnh phúc gia đình và thuần phong mỹ tục. Theo đó, tội phạm này không chỉ xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con cái mà còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình.
Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân:

  • Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có quan hệ gia đình (cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, canh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) với người thuận tình giao cấu.
  • Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ (nghĩa là giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu nội, cháu ngoại); giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Điều luật không mô tả thủ đoạn được sử dụng để giao cấu nhưng có thể hiểu hành vi giao cấu ở đây được thực hiện có sự thuận tình, Trường hợp giao cấu không có sự thuận tình, hành vi có thể thành thành tội thuộc nhóm xâm phạm nhân phẩm.
  • Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ giữa mình và người giao cấu có quan hệ huyết thống.

Chú ý: Trong vụ phạm tội, chủ thể của tội phạm có thể chỉ là một bên có quan hệ giao cấu nhưng cũng có thể cả hai bên đều là chủ thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm:

Là trật tự hôn nhân và gia đình được pháp luật hình sự bảo vệ, sự phát triển bình thường của giống nòi và sự phát triển bình thường về tình dục của những người chưa đến tuổi trưởng thành, sự hạnh phúc, yên ổn trong gia đình của người Việt Nam.
Hình phạt: Điều luật quy định 01 khung hình phạt chính có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; 05 năm là mức hình phạt cao nhất được quy định trong chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Tại thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XVII “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” quy định về tội loạn luân như sau:

  • Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
  • Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (Điểm d Khoản 2 Điều Điều 145 BLHS).
    Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc tội hiếp dâm trẻ em (Điểm a Khoản khoản 1 Điều 141 BLHS); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm; trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em.
    Loạn luân là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của một số tội phạm. Xuất phát từ sự nguy hiểm trong hành vi, “có tính chất loạn luân” được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong hàng loạt các tội phạm, ví dụ: Tội hiếp dâm (điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều 143); tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điều 144); tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (điều 145);

Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tùy từng trường hợp mà người có hành vi loạn luân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:

Trường hợp quan hệ tự nguyện:
Quan hệ với người cùng huyết thống sẽ phạm tội loạn luân nếu đó là trường hợp quan hệ tự nguyện. Cụ thể tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp quan hệ không tự nguyện:

Một số tội cụ thể trong trường hợp quan hệ với người cùng huyết thống không tự nguyện như sau:

  • Tội hiếp dâm có tính chất loạn luân: Cụ thể căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), quy định:
    • Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
      • e) Có tính chất loạn luân;
  • Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân: Cụ thể căn cứ vào khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
    • Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
      • a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
      • b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
      • a) Có tính chất loạn luân;
  • Tội cưỡng dâm có tính chất loạn luân: Cụ thể căn cứ vào khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
    • Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: …
      • d) Có tính chất loạn luân;
  • Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân: Cụ thể căn cứ vào khoản 1 điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
    • Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
      • a) Có tính chất loạn luân;

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể, công ty tnhh 1 thành viên, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự hay tìm hiểu về thủ tục, xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hiếp dâm được quy định ra làm sao?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”
Như vậy, với hành vi hiếp dâm và cưỡng dâm tùy vào độ tuổi của nạn nhân khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội có thể đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng nói trên. Trong các trường hợp phạm tội này, vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (xảy ra được 03 năm). Do đó, hoàn toàn có thể tố giác hành vi phạm tội nói trên, đồng thời cung cấp những chứng cứ, lời khai có liên quan đối với cơ quan công an để yêu cầu can thiệp giải quyết.

14 tuổi phạm tội tuổi hiếp dâm có đi tù?

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù.
Hành vi của những kẻ cưỡng bức có dấu hiệu cấu thành tội “Hiếp dâm trẻ em” theo quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sư. Theo đó khung hình phạt cao nhất của khoản 1 Điều này là 15 năm. Đối chiếu với quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì đây là tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy trong trường hợp này nếu những kẻ hiếp dâm đã đủ 14 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo phân tích ở trên

Họ hàng nội ngoại cách nhau mấy đời thì được phép kết hôn?

Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình của Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
– Cấm kết hôn giả tạo, tức là kết hôn không phải vì để xây dựng hạnh phúc gia đình mà nhắm vào những mục đích khác chẳng hạn như là để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch…
– Cấm hành vi cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn.
– Cấm kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn).
– Cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng, hoặc người đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.
– Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Cấm yêu sách, đòi hỏi về của cải một cách vô lý trong việc kết hôn, chẳng hạn như thách cưới, hoặc yêu cầu của hồi môn quá cao.
– Cấm thực hiện việc mang thai hộ, sử dụng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, cấm lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh con bằng hình thức sinh sản vô tính.
– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, kể cả bạo lực thể chất hay bạo lực tinh thần.
– Cấm lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc vì hành vi trục lợi khác.
Như vậy việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời này thì vẫn được phép kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.