Quy định về tội buôn lậu bị xử phạt ra sao năm 2022

27/10/2022
Quy định về tội buôn lậu bị xử phạt ra sao năm 2022
293
Views

Hiện nay, tình trạng buôn lâu ở Việt Nam ngày càng diễn ra tinh vi. Các đối tượng hay những tổ chức đã coi thường pháp luật và hành động diễn ra thường xuyên hơn bao giờ hết. Tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa ra biên giới được đem bán ở khắp mọi. Hành động trao đổi buôn bán hàng hóa không tiến hành khai báo hay có những hành vi mang tính chất gian dối như dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ hay trốn tránh sự kiểm soát từ phía hải quan, bộ đội biên phòng với mục đích thu lợi bất chính được xem là hành vi buôn bán trái pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội buôn lậu bị xử phạt ra sao” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về tội buôn lậu

Do tính chất của các loại hàng hoá khác nhau nên hành vi buôn lậu từng loại hàng hoá chỉ bị coi là tội buôn lậu khi có những điều kiện theo quy định. Cụ thể:

– Mọi hành vi buôn lậu vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá đều bị coi là tội phạm

– Hành vi buôn lậu hàng cấm bị coi là tội phạm khi hàng cấm kinh doanh được buôn bán có số lượng lớn hoặc người thực hiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi này…

– Hành vi buôn lậu bị coi là tội phạm khi hàng hoá buôn bán có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án, chưa được xoá án tích về hành vi này…

Tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì tội buôn lậu là hành vi:

“Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;

b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, có thể hiểu tội buôn lậu là buôn bán trái pháp luật; mua bán, trao đổi hàng hóa không khai báo hoặc khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, trốn tránh lực lượng chức năng để thu lợi bất chính; mua bán, trao đổi di vật…

Xử lý cá nhân phạm tội buôn lậu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015.

Cá nhân sẽ bị phạt từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội:

“a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.”

– Xử phạt từ 1,5 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm nếu phạm tội một trong các hành vi:

“a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.”

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội buôn lậu một trong các hành vi:

“a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.”

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần tài sản.

Xử phạt về hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức

Quy định về tội buôn lậu bị xử phạt ra sao năm 2022
Quy định về tội buôn lậu bị xử phạt ra sao năm 2022

Căn cứ quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu sẽ bị xử phạt như sau:

– Thực hiện hành vi quy định với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ

200 – 300 triệu đồng; hoặc hàng hóa trị giá dưới 200 triệu nhưng là di vật, cổ vật; hang hóa là tiền Việt, ngoại tệ, đá quý từ 100 đến 100 triệu

– Hoặc phạm các tội: vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả…đã bị xử phạt hành chính, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.

Sẽ bị xử phạt từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; Vật phạm pháp trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu; vật phạm pháp là bảo vật quốc gia… bị phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng.

– Phạm tội thuộc trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên, bị phạt tiền từ 02 – 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng – 03 năm.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, cụ thể phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội buôn lậu bị xử phạt ra sao”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giá đất bồi thường khi thu hồi đất, mức bời thường khi thu hồi đất, giá đất bời thường khi thu hồi đất, chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, mất căn cước công dân làm lại như thế nào… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội buôn lậu hàng giả bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 ban hành quy định về hình phạt đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
Đối tượng phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng cho đến 1.000.000.000 đồng, bị phạt tù với thời hạn từ 01 năm lên đến 15 năm phụ thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung đối với các tội như tham gia sản xuấ, buôn bán hàng giả với mức phạt quy định là 20.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc thực hiện các công việc nhất định trong thời gian từ 01 năm lên đến 05 năm, và có thể bị tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ).
Trường hợp đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì có thể bị xử phạt với số tiền từ 1.000.000.000 đồng cho đến 9.000.000.000 đồng, bị đỉnh chỉ tham gia hoạt động có thời hạn từ 06 tháng cho đến 3 năm, hoặc cũng có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội cũng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc là bị cấm huy động vốn trong thời hạn từ 01 năm lên đến 03 năm.

Tội buôn lậu có phải là vận chuyển trái phép hàng hóa không?

Người phạm tội buôn lậu thường nhằm mục đích mua bán trái phép để mua đi bán lại vì lợi ích kiếm lời động cơ vụ lợi.
Khác với tội buôn lậu, người có hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa không nhằm vào mục đích mua bán, vụ lợi.
Vì vậy buôn lậu không phải là vận chuyển trái phép hàng hóa

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.