Thực tế hiện nay, không phải mọi trường hợp cả hai bên đều đồng thuận ly hôn mà có thể chỉ xuất phát từ yêu cầu một bên. Vậy với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên mà người còn lại không đồng ý với phán quyết, bản án của Tòa án thì phải làm thế nào? Kháng cáo ly hôn, nộp đơn ở Toà án nào? Hãy tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại bài viết dưới đây bạn nhé!
Căn cứ pháp lý
Kháng cáo ly hôn là gì?
Kháng cáo vụ án ly hôn hay còn gọi là kháng cáo ly hôn; là trường hợp một trong hai bên vợ chồng hoặc cả hai bên vợ, chồng không đồng ý với bản án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm và có đơn kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại phần nội dung bản án mà mình không đồng ý.
Ai là người có quyền kháng cáo ly hôn?
Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định như sau:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo quy định này thì vợ hoặc chồng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo đối với bản án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm.
Việc kháng cáo là để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Đối với kháng cáo bản án ly hôn thì vợ hoặc chồng không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này.
Trường hợp nào được kháng cáo vụ án ly hôn?
Kháng cáo vụ án ly hôn thường gặp trong các trường hợp sau:
Kháng cáo với phán quyết của Tòa án về vấn đề quan hệ hôn nhân
Các đương sự thực hiện thủ tục kháng cáo vấn đề này thường là vì một bên không đồng ý với quyết định cho ly hôn hoặc bác đơn ly hôn của Tòa án. Không phải bao giờ cũng nộp đơn ly hôn là có thể ly hôn. Nếu xét thấy không đủ căn cứ thì Tòa án hoàn toàn có thể bác đơn xin ly hôn. Vì thế, nếu không đồng ý với quyết định về việc ly hôn của Tòa án thì đương sự hoàn toàn có thể kháng cáo.
Kháng cáo về vấn đề con chung
Các đương sự thực hiện thủ tục kháng cáo về phần này thường có tranh chấp về quyền trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con chung; hoặc về vấn đề cấp dưỡng nuôi con của người không trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung.
Kháng cáo về vấn đề tài sản chung và nợ chung
Đây là trường hợp mà một bên đương sự không đồng ý về phán quyết về tài sản chung và nợ chung của hai vợ chồng khi ly hôn. Thông thường, thời gian giải quyết về loại tranh chấp này sẽ bị kéo dài do tính chất phức tạp, nhiều thông tin cần thu thập và xem xét, sự biến đổi trong số lượng các đối tượng liên quan.
Thời hạn kháng cáo ly hôn
Căn cứ theo điều 273 Luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự có thể thực hiện kháng cáo quá hạn.
Tức là việc thực hiện kháng cáo quá thời hạn 15 ngày như đã nêu ở trên.
Đối với trường hợp này, đương sự phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ cùng ý kiến của người kháng cáo quá hạn và đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
Hồ sơ kháng cáo ly hôn gồm những gì?
Hồ sơ kháng cáo bao gồm các gồm đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ bổ sung để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Căn cứ theo Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đơn kháng cáo ly hôn phải gồm các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Kháng cáo ly hôn, nộp đơn ở Toà án nào?
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ kháng cáo bản án ly hôn, bạn nộp tại Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục theo quy định.
Kháng cáo bản án ly hôn hết bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện thủ tục kháng cáo bản án ly hôn thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền nộp tạm ứng án phí đối với thủ tục kháng cáo bản án ly hôn là 300,000đ.
Ngoài tiền tạm ứng án phí kháng cáo bản án ly hôn thì người kháng cáo có thể phải chịu thêm các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thu thập hồ sơ còn thiếu và chi phí trong quá trình tham gia tố tụng. Trong quá trình giải quyết, để đảm bảo vụ việc của mình có thể được xử lý nhanh chóng, người kháng cáo có thể còn tìm đến văn phòng luật, mời luật sư tham gia hỗ trợ vào giai đoạn kháng cáo bản án ly hôn để đảm bảo cho vụ việc của mình được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi hơn so với quá trình sơ thẩm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Kháng cáo ly hôn, nộp đơn ở Toà án nào?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo trích lục kết hôn; trích lục hồ sơ đất; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ xin cấp phép bay flycam; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Các vụ án gây rối trật tự công cộng
- Ly hôn vợ giữ sổ đỏ thì phải làm thế nào?
- Ly hôn không chịu tách hộ khẩu phải làm sao?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành không có quy định về giới hạn số lần các chủ thể được kháng cáo bản án ly
hôn. Vậy nên, các chủ thể có quyền kháng cáo có thể thực hiện nhiều lần việc kháng cáo bản án ly
hôn sơ thẩm chưa có hiệu lực trong thời hạn được kháng cáo đến khi được giải quyết.
Kháng cáo quá hạn là khái niệm được cho phép trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung: “Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.“
Do đó, người kháng cáo có thể thực hiện kháng cáo quá hạn nhưng ngoài việc cung cấp đơn kháng cáo, người kháng cáo cần phải cung cấp bản tường trình về việc kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo.
Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.