Đặt cọc là gì? Trường hợp nào bị mất cọc, trả lại cọc?

12/10/2022
Đặt cọc là gì? Trường hợp nào bị mất cọc, trả lại cọc?
608
Views

Đặt cọc là một loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ các quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy theo quy định của pháp luật đặt cọc là gì? Trường hợp nào bị mất cọc, trả lại cọc? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Đặt cọc là gì?

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ví dụ: A muốn thuê trọ của B, để đảm bảo việc A sẽ thuê và B sẽ cho thuê thì A đặt cọc cho B 1 triệu đồng.

(khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015)

Trường hợp nào bị mất cọc, trả lại cọc?

– Nếu bên đặt cọc từ chối từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (bên đặt cọc bị mất cọc).

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc. Và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. (bên nhận đặt cọc phải trả lại cọc và bị phạt cọc).

– Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Lưu ý: Nếu hai bên có thỏa thuận khác thì làm theo thỏa thuận của hai bên.

(khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc

– Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

– Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc

– Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

– Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;

– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc

– Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;

– Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;

– Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;

– Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;

– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

(Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu?

Nguyên tắc đặt ra mức tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc

Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm;
  • Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác;
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại. Hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại;
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm. Vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Trên thực tế mức tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu?

Theo quy định Khoản 2, Điều 328, Bộ luật Dân sự 2015; sẽ có hai trường hợp:

– Bên đặt cọc (bên mua) vi phạm: nghĩa là bên đặt cọc không mua thì bên đặt cọc sẽ mất cọc

– Bên nhận cọc (bên bán) vi phạm: đây chính là điều chúng ta phải bàn, vi phạm được hiểu là không bán hoặc bán cho một người khác. Sẽ có những trường hợp nhỏ như sau:

  • Thỏa thuận số tiền phạt rõ ràng: tức trong hợp đồng sẽ nêu phạt gấp 03 lần số tiền cọc và trả lại tiền cọc. Đặt cọc 30 triệu; thì số tiền phải trả lại là 120 triệu (30 triệu cọc + 90 triệu tiền phạt cọc);
  • Thỏa thuận không quy định mức phạt cọc: thực tiễn qua các bản án thì thấy rằng không có một đáp án cố định. Có trường hợp nguyên đơn yêu cầu phạt một khoản tiền cọc và trả lại tiền cọc tức đặt cọc 30 triệu; thì bị đơn phải trả lại 60 triệu (30 triệu tiền cọc và 30 triệu tiền phạt cọc). Tòa đồng ý nhưng lại có trường hợp thì không.
  • Thỏa thuận phạt n lần số tiền cọc: đây cũng là một điều không có một đáp án chính xác.

Do đó khi tiến hành ký kết hợp đồng cần thỏa thuận rõ về việc bồi thường khi các bên vi phạm hợp đồng đặt cọc; đặc biệt là bên bán phải quy định rõ nếu bên bán vi phạm thì phải chịu số tiền phạt cọc là bao nhiêu lần cùng với việc trả lại số tiền cọc.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. (hợp đồng đặt cọc; các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc…);
  • Chứng minh thư nhân dân; hộ khẩu, sổ tạm trú. (có chứng thực hoặc công chứng); nếu người khởi kiện là cá nhân;
  • Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện; đương sự khác như: giấy phép kinh doanh. Giấy chứng đăng ký kinh doanh. Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm. Hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực); nếu là pháp nhân;
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính; bản sao).

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đặt cọc là gì? Trường hợp nào bị mất cọc, trả lại cọc?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu giải thể công ty; hoặc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; tìm hiểu quy định pháp luật về thứ tự thanh toán nợ khi công ty giải thể;… của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của đặt cọc

Theo Khoản 3 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 quy định đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

Các loại tài sản có thể đặt cọc?

Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản đặt cọc có thể là:
– Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
– Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
– Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành; thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên; để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.