Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt?

09/10/2022
Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt
621
Views

Bạn thắc mắc không biết pháp luật Quy định về sự có mặt của bị đơn trong việc tham gia phiên tòa năm 2022 như thế nào? Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt? Vắng mặt bị đơn thì Tòa có được xét xử không? Bị đơn bị xử lý như thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bị đơn là gì?

Theo Khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về bị đơn là:

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm

Quy định về sự có mặt của bị đơn trong việc tham gia phiên tòa năm 2022

Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

“2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;

c) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

d) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

e) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

3. Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt
Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt

Vắng mặt bị đơn thì Tòa có được xét xử không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, phải hoãn phiên toà. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, Toà án vẫn xét xử vắng mặt họ. Mặc dù bị đơn bị xét xử vắng mặt nhưng họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Việc niêm yết công khai bản án chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.

Việc niêm yết công khai bản án do Toà án trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

– Niêm yết bản chính tại trụ sở Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

– Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết. Nếu hết 15 ngày, kể từ ngày niêm yết, bị đơn không có đơn kháng cáo thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành.

Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt?

Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định như sau:

– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai mà vắng mặt tại phiên tòa thì sẽ được giải quyết như sau:

* Nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử bình thường.

* Nếu bị đơn không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ xem xét đến lý do vắng mặt:

– Nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc lý do khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

– Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc lý do khách quan thì giải quyết như sau:

+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt.

+ Bị đơn có yêu cầu phản tố nhưng vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố. Lúc này, bạn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

Bị đơn bị xử lý như thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt?

Theo điều 490 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự và quy định xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của toà án theo đó người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được toà án triệu tập mà không đến thì có thể sẽ bị dẫn giải. Không có quy định dẫn giải đối với bị đơn nếu không đến theo thông báo của toà án.

– Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều 490 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.

– Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

Như vậy, có thể thấy, nếu bị đơn không đến tòa án thì toà án vẫn giải quyết vụ án chứ không thể xử lý trách nhiệm của họ. Bởi trong luật không có quy định về việc xử lý việc bị cáo không có mặt tại tòa án theo giấy triệu tập.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bị kiện được vắng mặt tại phiên tòa mấy lần?

Theo quy định, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa. Nếu bị đơn không tham gia được phiên tòa và cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa, thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.  Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.

Sau khi bị đơn bị xét xử vắng mặt, bị đơn có được quyền kháng cáo không?

Sau khi bị đơn bị xét xử vắng mặt, họ vẫn được quyền kháng cáo.  Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. 

Lý do chính đáng khiến người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa bao gồm những lý do nào?

Lý do chính đáng khiến người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa:
+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
+ Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người bị kiện không thể thực hiện được việc tham dự phiên tòa của mình, trong đó những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động có thể là: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.