Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?

10/10/2022
Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?
386
Views

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Để di chúc có hiệu lực cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu247.

Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?

Để mở di chúc, thực hiện việc phân chia di sản theo nguyện vọng của người đã khuất thể hiện trong di chúc, bản di chúc đó phải hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

– Người lập di chúc phải có tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Đồng thời, người này cũng không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép trong quá trình lập cũng như khi quyết định nội dung di chúc.

– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì người làm chứng lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

– Nội dung của di chúc: Không vi phạm những quy định bị luật cấm, không trái đạo đức xã hội.

– Hình thức của di chúc: Không trái quy định của luật. Di chúc phải lập thành văn bản, có thể có người làm chứng hoặc không, có công chứng hoặc chứng thực hoặc không và chỉ được lập di chúc bằng miệng trong một số trường hợp nhất định:

  • Người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng trước ít nhất 02 người làm chứng.
  • Ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí của mình thì người làm chứng phải thực hiện những công việc sau: Ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản được ghi chép lại; công chứng hoặc chứng thực trong 05 ngày làm việc kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng.

Di chúc hợp pháp không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Theo phân tích ở trên, nếu đáp ứng các điều kiện di chúc sẽ hợp pháp. Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự về hiệu lực của di chúc, một số trường hợp di chúc không có hiệu lực mặc dù trước đó di chúc được lập hợp pháp là:

– Người thừa kế có tên trong di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Trong trường hợp này, khi người lập di chúc chết đồng nghĩa là thời điểm mở thừa kế. Nếu người thừa kế trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với thời điểm mở thừa kế thì di chúc sẽ không có hiệu lực.

– Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: Bên cạnh cá nhân là người thừa kế theo di chúc thì cơ quan, tổ chức cũng là đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc.

Tuy nhiên, nếu tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức không còn tồn tại thì di chúc sẽ không có hiệu lực.

– Di sản để lại theo di chúc không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.

Làm giả di chúc để hưởng thừa kế, bị phạt thế nào?

Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?
Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?

Khi lập di chúc, người để lại di sản cũng phải sáng suốt, minh mẫn, không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép khi đưa ra ý định lập di chúc. Do đó, việc làm giả di chúc hay giả mạo chữ ký của người lập di chúc là hành vi vi phạm pháp luật. Đối tượng cố tình làm giả di chúc có thể đối diện với các chế tài sau đây:

Không được quyền hưởng di sản

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu giả mạo di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì sẽ không được quyền hưởng di sản.

Tuy nhiên, nếu người để lại di chúc biết về hành vi của người làm giả di chúc những trong di chúc hợp pháp của mình vẫn cho họ hưởng di sản thì người làm giả di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Bị xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu một người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng. Do đó, có thể coi việc giả mạo di chúc của người khác là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Do đó, nếu giả mạo di chúc của người khác để chiếm đoạt tài sản của người để lại di chúc thì người này có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Nếu làm giả di chúc đồng nghĩa người này làm giả chữ ký của người lập di chúc và làm giả cả dấu của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (nếu di chúc có công chứng hoặc chứng thực).

Do đó, nếu làm giả di chúc trong trường hợp này, người làm giả có thể bị xử lý Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo đó, khung hình phạt cho tội này được quy định cụ thể tại khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự như sau:

– Phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm: Làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật.

– Phạt tù từ 02 – 05 năm: Có tổ chức; phạm tội từ 02 lần trở lên; sử dụng để phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 – dưới 50 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm.

– Phạt tù từ 03 – 07 năm: Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc sử dụng để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Di chúc hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực đúng không?. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: đăng ký lại khai sinh; thành lập công ty; ly hôn nhanh; xin phép bay flycam;  …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.

Thông tin liên hệ khác:

Câu hỏi thường gặp

Di chúc hợp pháp phải đáp ứng điều kiện gì?

Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất?

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc miệng hợp pháp khi nào?

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.