Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?

03/10/2022
Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền
655
Views

Việc xảy ra tranh cãi, xô xát đánh nhau không hiếm gặp trong các quán nhậu hay bữa tiệc. Hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích cho người khác là những hành vi vi phạm pháp luật. Vậy những hành này sẽ bị xử phạt thế nào? Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền? Để biết được quy định về mức phạt cho hành vi này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?

Đánh nhau gây mất trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

Đánh nhau là một trong những hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Trong đó, khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

Đánh nhau gây thương tích cho người khác xử lý thế nào?

Khác với hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng nêu trên, ngoài việc bị phạt hành chính, hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mức phạt hành chính

Hành vi đánh nhau không gây các tỉ lệ thương tích được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị xem là tội phạm và sẽ bị xử phạt hành chính

Hành vi đánh người khác, hành vi đánh nhau theo Nghị định 144 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, cụ thể:

Hành viMức phạt
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khácPhạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khácPhạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạm tội cố ý gây tương tích:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất côn đồ…

Mức phạt cơ bản của Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với các trường hợp tăng nặng khác, tùy vào tính chất, mức độ thương tích gây ra, người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 12 năm hoặc thậm chí là tù chung thân, cụ thể:

Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền
Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền

Phạt tù từ 02 – 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm…

Phạt tù từ 05 – 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%…

Phạt tù từ 07 – 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên…

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong hai trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp đặc biệt quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134.

Học sinh đánh nhau bị phạt thế nào?

Học sinh là đối tượng chưa thành niên (dưới 18 tuổi), với đối tượng này thì pháp luật có những quy định riêng.

Nếu người đó bị xử phạt hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại thì những khoản bồi thường này sẽ do bố mẹ của người chưa thành niên đánh nhau bồi thường. Nếu hành vi đánh nhau đó là tội phạm thì tùy độ tuổi mà chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (có án tích) nhưng không bị áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục hậu quả, và bị áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục tại mục 2 chương XII BLHS 2015 (giáo dục tạ xã, phường, thị trấn…)

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều tại khoản 2 điều 12 BLHS 15. Sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (không có án tích)

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?“. Mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin thật hữu ích. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý như: ly hôn nhanh mất bao nhiêu tiền, thủ tục ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn thuận tình, giành quyền nuôi con khi ly hôn…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Xô xát đánh nhau khi được hoãn chấp hành án phạt tù bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 4 Điều 25 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định như sau:
4. Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người được hoãn chấp hành án phạt tù lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức thi hành án.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.

Anh em trong gia đình xô xát đánh nhau phạt đến 10 triệu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Có bắt buộc phải xin lỗi khi anh em trong gia đình xô xát đánh nhau không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.