Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?

03/10/2022
Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?
297
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay có thông tin cho rằng Hà Nội đang đề xuất và thực hiện việc cấm xe máy lưu thông sau năm 2025. Thông tin này đã khiến cho nhiều người dân thủ đô hoang mang và lo lắng bởi trước giờ xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính của người dân tại Việt Nam. Vậy Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025có phải không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT

Quyết định 5953/QĐ-UBND

Nghị quyết 48/NQ-CP

QCVN – 41:2016/BGTVT

Xe máy là loại phương tiện gì tại Việt Nam?

Xe máy là một trong những loại phương tiện phổ biến tại Việt Nam, người dân Việt Nam dùng từ xe máy để gọi những loại xe có 02 bánh như xe mô tô, xe gắn máy.

Theo quy định tại khoản 3.39 và 3.40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định như sau:

  • Xe môtô: Là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;
  • Xe gắn máy: Là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;

5 thành phố tại Việt Nam có thể hạn chế xe máy trong tương lai

Theo Nghị quyết 48/NQ-CP, 5 thành phố có thể hạn chế xe máy tại Việt Nam trong tương lai sau năm 2030 là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Nghị quyết 48/NQ-CP, Uỷ ban nhân dân các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài triển khai các nội dung theo quy định tại khoản 14 Mục II Nghị quyết 48/NQ-CP, thì cần phải tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

  • Trên cơ sở thực tế của từng thành phố, rà soát, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu cho Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các Nghị quyết về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30%-35%; áp dụng công nghệ giao thông thông minh trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đô thị; tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố;
  • Nghiên cứu xây dựng Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030;
  • Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào;
Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?
Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?
  • Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp;
  • Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường để đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ; quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm điểm trông giữ xe, trung chuyển vật liệu xây dựng…; thực hiện nghiêm quy định về hành lang an toàn giao thông, không để tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh gây cản trở giao thông;
  • Tập trung các nguồn lực xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.

Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?

Thông tin về việc Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 là một thông tin hoàn toàn không đúng sự thật. Bởi theo quy định tại Quyết định 5953/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030 quy định tại Mục III về lộ trình thực thực hiện các giải pháp quy định như sau:

Triển khai đồng bộ, linh hoạt các nhóm giải pháp chia thành 03 giai đoạn:

  • Giai đoạn 2017 – 2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
  • Giai đoạn 2017 – 2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
  • Giai đoạn 2017 – 2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Như vậy thông qua lộ trình này ta thấy được, Hà Nội đã lên kế hoạch đề xuất, chuẩn bị các phương án dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 chứ không phải vào năm 2025. Giai đoạn từ năm 2017 đến trước năm 2030 trong đó có năm 2025 là giai đoạn Hà Nội từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian (ám chỉ về số lượng giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Hà Nội đề xuất cấm xe máy sau năm 2025 có phải không?″. Nếu quý khách có nhu cầu biết các thông tin về hóa đơn điện tử tổng cục thuế; hóa đơn điện tử hộ kinh doanh; hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tốc độ xe máy trong khu đông dân cư 2022?

Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT tốc độ xe máy trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:
– Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư như sau:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Tốc độ xe máy ngoài khu đông dân cư 2022?

Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT tốc độ xe máy ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:
– Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

Tốc độ xe gắn máy khi tham gia giao thông tại Việt Nam?

Tốc độ xe gắn máy khi tham gia giao thông tại Việt Nam được quy định như sau:
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.