Hiện nay, trợ cấp thai sản là một trong những trợ cấp từ bảo hiểm xã hội quan trọng giúp cho các thai sản có thể giảm bớt gánh nặng về kinh tế trong thời kì nghỉ thai sản. Vậy trong trường hợp xin trợ cấp thai sản cho chồng cần giấy tờ gì? Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thai sản cho chồng ra sao? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khi nào thì nghỉ thai sản?
Theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
- 05 ngày làm việc nếu sinh thường;
- 07 ngày làm việc nếu sinh phải phẫu thuật hoặc sinh dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày làm việc nếu sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
- Thời gian nghỉ này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Khi nghỉ, lao động nam được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng theo ngày. Cách tính như sau:
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ
Trường hợp lao động nam chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng thì mức hưởng căn cứ vào mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định hiện nay
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về chế độ bảo hiểm thai sản tại Điều 31, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội nằm trong những trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ trong suốt quá trình mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ thực hiện mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động không sinh con nhưng nhận con nuôi dưới 6 tháng;
- Lao động nữ áp dụng biện pháp tránh thai như triệt sản, đặt vòng;
- Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con;
Để hưởng chế độ thai sản, người lao động phải đáp ứng các điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản về thời gian tham gia bảo hiểm như sau:
- Lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên, liên tục trong 12 tháng mới được hưởng chế độ bảo hiểm khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
- Lao động nữ được bác sĩ chỉ định nghỉ việc để dưỡng thai đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên, cần phải đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động hoàn toàn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản này khi đáp ứng tất cả các điều kiện bên trên, kể cả khi kết thúc hợp đồng lao động trước thời hạn sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng gồm những giấy tờ nào?
Lao động nam nghỉ thai sản cần phải có giây tờ sau:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
Thời hạn nộp hồ sơ: Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Nơi nộp hồ sơ: Công ty nơi chồng bạn hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội.
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty nộp hồ sơ của chồng bạn lên cơ quan BHXH, cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc chi trả chế độ thai sản cho chồng bạn.
Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thai sản cho chồng
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng
Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con là văn bản ghi nhận những thông tin của lao động nam có vợ mới sinh con và lời đề nghị với người sử dụng lao động về việc sẽ nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam khi có vợ sinh con. Đồng thời, Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con còn là căn cứ để người sử dụng lao động chấp thuận và xem xét cho lao động nam có vợ mới sinh con được nghỉ việc và quyết định cho lao động nam được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội, được viết như sau:
(1) Công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Bộ phận người lao động đang làm việc trực tiếp.
(3) Thời gian được phép nghỉ.
(4) Người trực tiếp nhận bàn giao công việc.
(5) Phòng nơi người nhận bàn giao công việc đang công tác.
Đơn xin nghỉ thai sản cho chồng thông thường sẽ được viết và gửi đi ngay sau khi vợ của lao động nam sinh con. Nếu có nhu cầu nghỉ muộn hơn, lao động nam cũng cần lưu ý gửi đơn trước khi đến thời hạn 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thai sản cho chồng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
ề việc chồng hưởng trợ cấp được quy định như sau:
Căn cứ theo điểm c khoản 2 công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 8/9/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì lao động nam có vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng hoặc đóng không đủ điều kiện).
Lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh.
Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức trợ cấp 1 lần = 2 x Lương cơ sở tháng
Tại khoản 2 của Điều 34 bộ luật BHXH 2014 có quy định:
Đối với trường hợp sản phụ sinh thường, người chồng được nghỉ 5 ngày làm việc.
Đối với trường hợp vợ sinh mổ hoặc bé sinh non dưới 32 tuần, người chồng được nghỉ 7 ngày làm việc
Đối với trường hợp sinh đôi người chồng sẽ được nghỉ 10 ngày, và sinh 3 trở lên, mỗi bé sẽ được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
Đối với trường hợp sinh đôi và phải sinh mổ, người chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian người chồng được nghỉ theo quy định của chế độ thai sản cho chồng sẽ không tính vào các ngày lễ hay nghỉ cố định hàng tuần. Thời gian bắt đầu tính ngày nghỉ theo chế độ là trong 30 ngày từ khi vợ sinh bé. Ngoài ra nếu nghỉ trước ngày sinh sẽ không được tính ngày nghỉ chế độ mà tính theo ngày phép hoặc nghỉ không lương.
Theo điều 38 Bộ Luật BHXH 2014 quy định cho vấn đề thai phụ không tham gia BHXH thì người chồng có tham gia BHXH sẽ được nhận phần trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở cho mỗi bé ngay tại tháng sinh.
Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng, căn cứ theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP đã quy định. Trong trường hợp sinh 1 bé thì số tiền của chế độ thai sản cho chồng là:
1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng