Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên năm 2022 như thế nào?

28/09/2022
Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên năm 2022 như thế nào?
503
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện tại em đang là sinh viên ngành Luật và có đam mê với hành nghề công chứng. Em có thắc mắc rằng quy định cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và bổ nhiệm công chứng viên có giới hạn độ tuổi không? Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên như thế nào? Có được bổ nhiệm lại người bị miễn nhiệm công chứng viên hay không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên năm 2022

Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm lại công chứng viên:

– Khi có đề nghị bổ nhiệm lại.

– Lý do miễn nhiệm không còn

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

– Không thuộc trường hợp:

+ Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực về tội phạm do cố ý.

+ Bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm

Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên
Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên

+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm

+ Bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.

Thành phần hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:

– Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

– Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;

– Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp theo quy định.

Quy trình bổ nhiệm lại công chứng viên

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên lại, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Thẩm quyền cấp: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên hợp lệ.

Lệ phí sát hạch bổ nhiệm: 200.000 đồng/thẻ.

Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và bổ nhiệm Công chứng viên có giới hạn độ tuổi không?

Theo quy định tại Luật luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn cấp chứng chủ hành nghề Luật sư như sau:

– Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

– Không thuộc một trong các trường hợp:

+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Không thường trú tại Việt Nam;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

– Phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Tại Luật công chứng 2014 cũng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm công chứng viên như sau:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì cả Luật luật sư và Luật công chứng đều không có quy định về giới hạn độ về độ tuổi tối thiểu và độ tuổi tối đa để bổ nhiệm công chứng viên và cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Do vậy chỉ cần đáp ứng các điều kiện để hành nghề là được làm.

Có được bổ nhiệm lại người bị miễn nhiệm công chứng viên hay không?

Theo quy định của pháp luật, công chứng viên có thể được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác; hoặc bị miễn nhiệm trong một số trường hợp nhất định.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 thì công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

– Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng 2014;

– Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

– Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

– Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

– Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

– Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.

Bên cạnh đó, quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2014 thì người bị miễn nhiệm công chứng viên theo các trường hợp trên đây được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên được quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng 2014 và lý do miễn nhiệm không còn.

Trừ trường hợp người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.

Hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng 2014 và quy định pháp luật khác có liên quan.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên năm 2022 như thế nào?. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên là gì?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Như vậy, người đáp ứng đủ tiêu chuẩn có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. 

Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng viên?

Có 04 nhóm đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng viên gồm:
(1) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
(2) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
(3) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
(4) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Công chứng viên phải tuân thủ nguyên tắc gì khi hành nghề công chứng?

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Khách quan, trung thực.
– Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.