3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022

28/09/2022
3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022
399
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về 3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, người lao động tại Việt Nam sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, thì có 3 quy định đặc biệt mới về mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam. Vậy theo quy định của pháp luật thì 3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022 quy định những gì?

Để giải đáp cho câu hỏi về 3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Lao động 2019

Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

  • Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Quy định về áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2022

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2022 như sau:

– Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

– Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

– Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

  • Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
  • Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022
3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022

Quy định chi tiết về mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam năm 2022

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định chi tiết về mức lương tối thiểu vùng năm 2022 như sau:

– Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

VùngMức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I4.680.00022.500
Vùng II4.160.00020.000
Vùng III3.640.00017.500
Vùng IV3.250.00015.600

– Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

– Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
  • Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022

Thứ nhất, tăng mức lương tối thiểu tháng:

Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, so với Nghị định số 90/2019/NĐ-CP thì đã có sự tăng mức lương tối thiểu tháng theo 04 vùng như sau:

– Vùng I tăng 260.000 đồng: Từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.

– Vùng II tăng 240.000 đồng: Từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.

– Vùng III tăng 210.000 đồng: Từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.

– Vùng IV tăng 180.000 đồng: Từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Như vậy, từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu tháng tăng từ 180.000 – 260.000 đồng/tháng.

Thứ hai, theo mục mức lương tối thiểu giờ theo vùng:

Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, thêm mục mức lương tối thiểu giờ theo 04 vùng như sau:

– Vùng I là 22.500 đồng/giờ.

– Vùng II là 20.000 đồng/giờ.

– Vùng III là 17.500 đồng/giờ.

– Vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Thứ ba, thêm các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng:

Theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, so với Nghị định số 90/2019/NĐ-CP thì đã có sự điều chỉnh thêm vào một số địa bàn thuộc các khu vực vùng I, II, III, IV như sau:

– Vùng I: Bổ sung thành phố Thủ Đức (do việc gộp Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

– Các địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.

– Các địa phương chuyển từ vùng III lên vùng II: 

  • Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
  • Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
  • Thành phố Vinh, thị xã Cửa lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
  • Thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh;
  • Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
  • Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.

– Các địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III: 

  • Huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh;
  • Huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Đô Lương và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An;
  • Huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long;
  • Huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về 3 điều đặc biệt về lương tối thiểu vùng mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo  mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử; mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất; hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lương cơ sở khác gì so với lương tối thiểu vùng?

Lương cơ sở áp dụng cho các đối tượng là công nhân viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được nhà nước hỗ trợ kinh phí, …
Lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động

Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022 là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Tiền lương tổi thiểu khi chuyển NLĐ làm công việc khác với HĐLĐ được quy định như thế nào?

– Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
– Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự · Lao động

Comments are closed.