Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì?

29/09/2022
Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì?
749
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc định tội danh đối với các hành vi vi phạm cấu thành tội phạm của người thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào các dấu hiệu cụ thể về mặt chủ quan, mặt khách quan và mặt khách thể của tội phạm. Bên cạnh đó, phải xác định cả nhữung hành vi trực tiếp thực hiện, hậu quả xảy ra và các phương tiện, công cụ giúp sức trong thực hiện tội phạm. Vậy cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Định tội danh là gì?

Định tội danh là hoạt động xác định tên của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự thông qua việc xác định điều luật cụ thể điều chỉnh tội phạm. Trong suốt quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều phải tiến hành định tội danh. 

Định tội danh là bước đầu tiên xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội, có vai trò là nền tảng, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động xác định trách nhiệm hình sự tiếp theo như định khung hình phạt và quyết định hình phạt. Ngược lại, khi hoạt động định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả là toàn bộ các kết quả của quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự trở thành sai lầm, cũng như không có giá trị pháp lý.

Nguyên tắc của việc định tội danh

Định tội là một hoạt động trong việc xác định tội danh cho người phạm tội, được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 . Tuy nhiên lại không có những khái niệm cụ thể về định tội và định tội danh nhưng từ những nội dung phân tích thì có thể hiểu định tội là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội theo đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.

Từ đó, tội danh là việc xác định hành vi của một người có thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự và là cơ sở, tiền đề để quyết định hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi đó.

Để cơ quan có thẩm quyền xác định được tội danh thì cần phải dựa vào nguyên tắc, các yếu tố như xác định hành vi phạm tội, các yếu tố cấu thành tội phạm bằng việc phân tích các mặt khách quan, chủ quan, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm bởi lẽ có rất nhiều những hành vi được thực hiện giống nhau nhưng khi phân tích các dấu hiệu, yếu tố thì tội danh lại là khác nhau.

Các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định gồm:

– Về mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới khách quan, bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi với hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp, thời điểm, …. thực hiện tội phạm.

+ Hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc phải có ở người thực hiện tội phạm bởi lẽ  người thực hiện hành vi không gây nguy hiểm cho xã hội, không thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì không thể coi là tội phạm và ngược lại nếu nhận thức được hành vi của mình làm có thể gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.

+ Hậu quả để lại khi thực hiện là hậu quả thiệt hại về vật chất có thể đo đếm được về lượng, xác định được về mức độ như tỷ lệ tổn thương cơ thể, tài sản bị mất, hư hỏng, suy giảm, chết người, …

– Về mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm đó là những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được xác định theo dấu hiệu về các lỗi như sau;

+ Lỗi cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra; trong trường hợp người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý (có ý thức được hành vi) để mặc cho nó xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra; người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc, chấp nhận hậu quả xảy ra

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin là việc người phạm tội có khả năng nhận biết được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cho rằng mình có thể ngăn ngừa được hậu quả.

+ Lỗi vô ý vì cẩu thả là việc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù pháp luật quy định cho người này phải biết và đủ điều kiện để biết về hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.

– Về chủ thể của tội phạm: là cá nhân và pháp nhân thương mại.

+ Cá nhân là chủ thể tội phạm phải là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Pháp nhân thương mại (bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác) là chủ thể của tội phạm khi đã có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự.

– Về khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì?
Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì?

Theo đó, có thể thấy việc xác định các dấu hiệu phạm tội hoặc các yếu tố cấu thành tội phạm là rất quan trọng, được quy định bắt buộc phải có trong việc xác định tội phạm. Việc định tội đối với người thực hiện tội phạm là rất quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc thực thi pháp luật Việt Nam, đưa những người phạm tội vào vòng pháp lý chịu mức hình phạt theo đúng tội danh của mình.

Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì?

Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự được dùng để xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bị coi là tội phạm.

Cơ sở pháp lý của việc định tội danh như sau:

Bộ luật hình sự – cơ sở pháp lý trực tiếp của định tội danh

Trong quá trình định tội danh, Bộ luật hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh, sở dĩ có thể khẳng định như vậy vì có những lý do như sau:

Thứ nhất, hiện nay Bộ luật hình sự nước ta là nguồn trực tiếp và duy nhất ghi nhận toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự hiện hành được áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, cũng như quá trình định tội danh và quyết định hình phạt nói riêng;

Thứ hai, bản chất của việc định tội danh suy cho cùng là so sánh, đôì chiếu và kiểm tra để xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan có phù hợp với các dấu hiệu tương ứng của một tội phạm cụ thể nào đó được quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự hay không;

Thứ ba, nhà làm luật khi xây dựng hệ thống các quy phạm của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, đã tìm xem các dấu hiệu nào là đặc trưng cơ bản nhất, phổ biến nhất và hay được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong những hành vỉ ấy, sau đó điển hình hoá và quy định chúng trong Bộ luật hình sự vối tính chất là các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng;

Thứ tư, Bộ luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất của việc định tội danh chứa đựng những mô hình pháp lý của các tội phạm, mà dựa vào đó những người có thẩm quyền tiến hành việc định tội danh xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của những hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể tương ứng được thực hiện với các dấu hiệu định tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự – cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội danh

Cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội danh: trọng quá trình định tội danh, nếu các quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự đóng vai trò là cơ sở pháp lý trực tiếp về mặt nội dung, thì các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý gián tiếp về mặt hình thức quy định cách thức, trình tự, thẩm quyền định tội danh. Bởi vì:

Thứ nhất, các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Chẳng hạn, Toà án cấp phúc thẩm hoặc cấp giám đốc thẩm sau khi đã nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ mọi chứng cứ thu thập được trong vụ án hình sự cụ thể nhận thấy rằng: tội danh mà bị cáo bị Toà án cấp dưới xét xử là không có căn cứ, các dấu hiệu của hành vi phạm tội tương ứng vói các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản mà trong bản án của Toà án cấp dưối lại định tội danh theo các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng, thì theo các khoản 1 và 2 Điều 221, Điều 257 của Bộ luật tố tụng hình sự Toà án cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm có quyền sửa lại bản án đã tuyên của Toà án cấp dưới để áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự cho đúng – đó chính là định lại tội danh.

Thứ hai, trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của nước ta đã đưa ra những cơ sở pháp lý quan trọng của việc định tội danh như: các quy đinh về chứng cứ (các Điều 47, 48, 49, 50, 56, 60), tạm giam (Điều 70), thời hạn tạm giam (Điều 71), căn cứ khỏi tố vụ án hình sự (Điều 83), những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (Điều 89) V.V..

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh hoặc đăng ký làm lại giấy khai sinh online… cũng như để được tư vấn về các vấn đề pháp lý khác; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quá trình thực hiện định tội danh như thế nào?

Định tội danh chính là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự nhằm xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định. Định tội danh được tiến hành đồng thời ba quá trình:
Quá trình thứ nhất, xác định chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ các tình tiết thực tế của vụ án.
Quá trình thứ hai: nhận thức đúng nội dung các quy định trong Bộ luật hình sự.
Quá trình thứ ba, xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội thực tế với các dấu hiệu được quy định trong các yếu tố cấu thành tội phạm của luật hình sự.

Ý nghĩa của việc định tội danh là gì?

Hoạt động định tội danh của các chủ thể có thể theo 2 xu hướng: Định tội danh đúng hoặc định tội danh sai.
Đối với hoạt động định tội danh đúng
Định tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh có căn cứ pháp luật bởi lẽ việc định tội danh đúng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền.
Định tội danh sai làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng chống tội phạm.

Phương pháp định tội danh như thế nào?

Việc xác định phương pháp định tội được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Phân tích hành vi của người phạm tội
Bước 2. Xác định khách thể mà hành vi vi phạm xâm hại và các quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra
Bước 3. Kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự cụ thể trong mối liên hệ với hành vi vi phạm
Bước 4.  Ra văn bản áp dụng pháp luật xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.