Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?

10/09/2021
Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?
922
Views

Hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp; đặc biệt là ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,… Các biện pháp giãn cách xã hội; xét nghiệm diện rộng; tiêm vắc xin đang được tiến hành nhằm khống chế dịch bệnh. Hành vi trốn xét nghiệm nói riêng và các hành vi vi phạm quy phạm phòng chống dịch nói chung; sẽ gây khó khăn cho công tác dập dịch; ảnh hưởng đến bản thân mỗi người cũng như toàn thể cộng đồng. Vậy người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Dịch bệnh Covid-19 dưới góc độ pháp lý

Dưới góc độ pháp lý, nhà làm luật cho rằng người dân đang sinh sống tại các khu vực bị phong tỏa do Covid-19; cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan có thẩm quyền.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (Covid-19) là “bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu”.

Do đó; hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân; pháp nhân phải gánh chịu.

Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính với người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm

Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm.

Căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; mức tiền phạt với vi phạm nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt. Như vậy; trường hợp này; mức trung bình của khung là 2 triệu đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ; mức tiền phạt có thể giảm xuống; nhưng không được thấp hơn 1 triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng; mức tiền phạt có thể tăng lên; nhưng không được quá 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng quy định rất cụ thể, chi tiết về loạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt theo từng chức danh…

Truy cứu trách nhiệm hình sự với người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm

Trường hợp trốn tránh, không chịu xét nghiệm Covid-19; mà làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”; theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó; ta có thể thấy; khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm; hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù.

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt vi phạm hành chính với người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì sẽ bị bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng nếu người ở trong khu phong tỏa không tuân theo yêu cầu xét nghiệm của cơ quan y tế có thầm quyền; vi phạm vào quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm của bộ y tế.

Khi nào truy cứu trách nhiệm hình sự với người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm?

Trường hợp trốn tránh, không chịu xét nghiệm Covid-19; mà làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”; theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.

Khung phình phạt với người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Khung phình phạt với người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm; hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về:

Người ở trong khu phong tỏa không đi xét nghiệm xử lý thế nào?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833102102

Xem thêm: Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận