Giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật

28/09/2022
Giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật
481
Views

Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng từ pháp lý mà Nhà nước cấp cho người dân nhằm để từ đó chứng tỉ quyền sở hữu của người dân đối với mảnh đất đó. Bởi vậy nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân là rất quan trọng và được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì nhiều lí do khác nhau mà cơ quan quản lý nhà nước cấp sai sổ đỏ cho người dân, vậy ” giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật” như thế nào?. hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất đã được ông nội tôi canh tác và sử dụng từ trước năm 1986, năm 2015 vừa qua thì gia đình tôi mới được cấp sổ đỏ cho mảnh đất đó. Tuy nhiên sau khi đối chiếu, kiểm tra thì chúng tôi phát hiện rằng sổ đỏ mà gia đình tôi được cấp đang có thông tin bị sai lệch, luật sư cho tôi hỏi là trường hợp của gia đình tôi có được đổi sổ đỏ mới không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Sổ đỏ là gì?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự thay đổi theo thời gian cụ thể theo Luật đất đai năm 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Đến Luật đất đai 2013 đã bổ sung về khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 16 Điều 3 như sau: 

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.

Giấy chứng nhận hiện đang được cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tuy nhiên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường được gọi với ngôn ngữ bình dân là sổ đỏ, bìa đỏ.

Khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có sự gian lận, sai sót hoặc một số lý do khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

Giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật
Giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật

Những trường hợp được cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật

Theo Điều 99 Luật đất đai 2013 có quy định về các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như sau:

Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Khi thuộc một trong các trường hợp trên, người sử dụng đất được cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền cấp sổ đỏ của cơ quan Nhà nước

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) được quy định như sau:

– Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

+ Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận;

+ Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.

– Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận thực hiện như sau:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

– Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quyết định của UBND cấp tỉnh.

– UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký đất đai để quy định việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận.

Giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật

Khi thực hiện hành vi cấp sổ đỏ không thuộc một trong các trường hợp được cấp sổ đỏ theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 thì được xem là hành vi cấp sổ đỏ trái pháp luật. Để xử lý hành vi này, các nhà lập pháp đã quy định các chế tài, biện pháp xử lý hành vi cấp sổ đỏ sai luật.

Thu hồi sổ đỏ đã cấp

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi sổ đỏ đã cấp trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

Trường hợp 2: Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

Trường hợp 3: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp 4: Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai:

+ Không đúng thẩm quyền;

+ Không đúng đối tượng sử dụng đất;

+ Không đúng diện tích đất;

+ Không đủ điều kiện được cấp;

+ Không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Xử lý thiệt hại do cấp sổ đỏ trái pháp luật

Việc cấp sổ đỏ thuộc một trong 4 trường hợp trên đều bị coi là trái pháp luật và Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thủ tục thu hồi sổ đỏ đã cấp. Tuy nhiên, khi người được cấp sổ đỏ trái pháp luật đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai thì không được tiến hành thu hồi sổ đỏ đã cấp nữa. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật bị xử lý theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Luật Đất đai 2013.

Xử lý đối với người có hành vi phạm pháp luật đất đai dẫn đến việc cấp sổ đỏ trái pháp luật như sau:

+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức….).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Giải quyết hậu quả pháp lý khi sổ đỏ cấp trái pháp luật. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; tách sổ đỏ từ sổ chung; gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; ,… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào được phép hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dân?

Theo khoản 7 Điều 87  Nghị định 43/2014/NĐ-CP, những trường hợp đó bao gồm:
-Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai.
– Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước
– Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận.
–  Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai (cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất…); Thu hồi Giấy chứng nhận theo bản án hoặc quyết định của TAND đã được thi hành.
Bên cạnh đó, với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục cấp “sổ đỏ” mới, theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nếu người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước 1/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền theo quy định nhưng chưa sang tên thì không thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

Khi cấp sổ đỏ sai quy định thì cơ quan Nhà nước có trách nhiệm gì?

Hiện nay, tình trạng cơ quan Nhà nước cấp sổ đỏ trái với quy định pháp luật là không hiếm. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do không xác minh hiện trạng sử dụng đất, không đo đạc trên thực tế, thậm chí là do cố tình vi phạm nhằm trục lợi của người thi hành công vụ…
Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật. Mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế hoặc do thỏa thuận giữa các bên.
Sau khi bồi thường cho người dân do những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ trái quy định, cơ quan giải quyết bồi thường phải xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả. Đồng thời, xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Nếu có bằng chứng chứng minh người thi hành công vụ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cấp Giấy chứng nhận sai nhằm trục lợi… người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.