Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc không có sổ hộ khẩu con có đi học được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc không có sổ hộ khẩu hiện nay đối với nhiều người dân hiện nay gặp rất nhiều sự bất tiện, bất tiện dễ thấy nhất chính đó chính là việc không có sổ hộ khẩu thì làm sao có thể nhập học cho con em của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì không có sổ hộ khẩu con có đi học được không?
Để giải đáp cho câu hỏi về việc không có sổ hộ khẩu con có đi học được không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
Sổ hộ khẩu là loại sổ gì tại Việt Nam?
Hộ khẩu là một loại sổ do cơ quan công an cấp cho người dân nhằm ghi nhận thông tin đăng ký thường trú tại một địa phương nhất định trong một khoảng thời gian dài; trong đó có ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong hộ gia đình như thông tin về họ và tên; ngày tháng năm sinh; nghề nghiệp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 cũ (nay đã bị bãi bỏ bởi Luật cư trú 2020) quy định:
– Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020; tất cả sổ hộ khẩu giấy chỉ có giá trị xác nhận cư trú đến hết ngày 31/12/2022 này. Tức kể từ 01/01/2023, sổ hộ khẩu sẽ hết giá trị sử dụng và sẽ không còn được sử dụng tại Việt Nam. Hiện tại, khi đi làm các thủ tục liên quan đến xác nhận cư trú làm thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu; thì sổ hộ khẩu của người dân sẽ bị phía cơ quan công an thu hồi lại.
Quyền được học của học sinh tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 35 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh như sau:
– Được học tập
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
+ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
+ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
– Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
– Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.
– Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
– Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh như sau:
– Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
– Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
– Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
– Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
– Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Không có sổ hộ khẩu con có đi học được không?
Theo quy định tại Điều 39 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Cho nên không một ai được cấp công dân Việt Nam không có quyền được đi học cả. Và hiện nay cũng không có bất cứ quy định gì quy định rằng không có sổ hộ khẩu là con của bạn sẽ không được đi học cả. Cho nên tại Việt Nam hiện nay không có sổ hộ khẩu con bạn vẫn có thể đi học được.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
– Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
– Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
– Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Như vậy theo quy định mới hiện nay của Luật cư trú thì hiện nay sẽ có một số gia đình sẽ có sổ hộ khẩu (tuy nhiên cũng sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2022) và sẽ có một số gia đình sẽ không còn sổ hộ khẩu (do đã được phía cơ quan công an có thẩm quyền thu hồi). Điều này đã đặt ra cho nhiều người dân câu hỏi thắc mắc rằng nếu không có sổ hộ khẩu thì con của mình có được nhập học hay không, vì một trong những loại giấy tờ phải cung cấp trước giờ khi nhập học cho con cần phải có, đó chính là bản sao sổ hộ khẩu (kèm theo bản chính để đối chiếu).
Hiện nay tại Việt Nam mỗi người dân đều có cho mình một mã số định danh, đối với trẻ dưới 14 tuổi mã số định danh được ghi nhận tại giấy khai sinh (tại mục số định danh cá nhân) và đối với trẻ từ 14 tuổi trở lên đã có làm thẻ căn cước công dân thì mã số định danh sẽ được thể hiện trên cả giấy khai sinh và thẻ căn cước công dân (phần dãy gồm 12 số). Với mã số định danh này khi bạn tra cứu trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ có hết các thông tin về nơi lưu trú của các cá nhân tại Việt Nam; mà chức năng của sổ hộ khẩu là cung cấp các thông tin về nơi lưu trú, cho nên về việc này mã số định danh đã làm thay công việc này của sổ hộ khẩu. Cho nên khi đi đăng ký học cho con khi bạn đã cung cấp bản sao giấy khai sinh thì chính là việc bạn đã cung cấp mã số định danh nên hiện nay việc cung cấp sổ hộ khẩu là điều không cần thiết.
Theo thông tin từ Báo Thanh Niên đưa tin khi giải đáp về vấn đề “không còn sổ hộ khẩu, học sinh có khó khăn khi nhập học?” khi hỏi một phụ huynh là anh Trần Việt Pháp (trú Q.4, TP.HCM), người phụ huynh này đã cho biết: Anh Pháp đã đến trường Trung học cơ sở mà con mình có tên trong danh sách học sinh lớp 6 năm học 2022 – 2023 để tìm hiểu và được hướng dẫn: “Khi phụ huynh đăng ký nhập học trực tuyến thì đã khai thông tin cá nhân cùng mã định danh của học sinh nên trên hệ thống dữ liệu của nhà trường đã có thông tin nơi trú của học sinh. Chỉ cần phụ huynh nộp bản sao giấy xác nhận đã thu hồi sổ tạm trú cùng các giấy tờ theo quy định là hoàn tất thủ tục”.
Về phía nhà trường, theo thông tin từ Báo Thanh Niên cho biết:
- Ông Phan Văn Quang, Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình (TP.HCM) khẳng định: Phụ huynh không phải lo lắng về việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ ảnh hưởng đến việc học của con em mình mà ngược lại sẽ giúp quy trình tuyển sinh giảm bớt những thủ tục có tính hành chính.
- Ông Nguyễn Nghĩa Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Thế (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết: Các trường sẽ không làm khó học sinh. Và đặc biệt, với học sinh lớp 1 năm nay, lứa học sinh năm 2016, trong giấy khai sinh đã có mã định danh, trên dữ liệu của hệ thống cũng có thông tin về cư trú.
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Không có sổ hộ khẩu con có đi học được không?″. Nếu quý khách có nhu cầu biết thêm thông tin về giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; cách tính thuế TNCN tiền thuê nhà cho người nước ngoài 2022; mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh thuế TNCN mới năm 2022 của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về vấn đề này hiện chưa có quy định cụ thể do phụ thuộc vào công tác tuyển sinh của từng trường cũng như số lượng hồ sơ mà mỗi trường tiếp nhận so với chỉ tiêu đề ra. Sau khi hoàn tất các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách học sinh và xếp lớp thì nhà trường sẽ gửi giấy báo nhập học về cho học sinh.
Tùy theo quy định về thủ tục tuyển sinh của từng trường, sẽ yêu cầu có những giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hồ sơ đi học của học sinh hiện nay cần có các giấy tờ chính gồm: Đơn xin học; Bản sao giấy khai sinh và một trong các giấy tờ như: Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn thì đã có thể hoàn thành hồ sơ xin nhập học.
Như vậy, giấy khai sinh là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đi học của các bé.
Cha mẹ, phụ huynh cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và mẫu đơn xin nhập học lớp 6 trái tuyến gửi đến trường. Thông thường nội dung hồ sơ gồm có:
– Đơn xin dự tuyển vào THCS (theo mẫu), trong đó, trình bày đầy đủ những thông tin về học sinh xin dự tuyển.
– Bản chính học bạ tiểu học có xác nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học hoặc có bằng tốt nghiệp tiểu học. Bên cạnh đó, trường hợp học sinh bị mất học bạ, Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.
– 01 bản sao giấy Khai sinh hợp lệ Giấy khai sinh hợp lệ như sau: Giấy khai sinh photo từ bản chính phải có công chứng (hoặc Giấy khai sinh bản sao từ bản chính phải có dấu đỏ của UBND cấp có thẩm quyền).