Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả nhanh chóng năm 2022

22/09/2022
Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả nhanh chóng năm 2022
695
Views

Thông qua việc tra cứu bản quyền tác giả sẽ giúp chúng ta đánh giá được tác phẩm đó có trùng hay tương tự với những tác phẩm đã được bảo hộ trước đó hay không, từ đó đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất cho tác phẩm. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn tra cứu bản quyền tác giả nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả như sau:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo 02 cách thức cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan:

– Trực tiếp;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

(So với hiện hành, bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính)

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

+ Thời gian hoàn thành; (Điểm mới)

+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; 

+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; 

Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả
Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả

+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố; 

+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. 

+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. (Điểm mới)

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký: Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan năm 2022

Thủ tục đăng ký quyền tác giả được quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). 

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

Bước 2: Trả kết quả

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. 

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Tại sao phải tra cứu bản quyền tác giả?

Hiện nay, pháp luật không quy định chủ sở hữu tác phẩm bắt buộc phải tiến hành tra cứu bản quyền tác giả. Tuy nhiên, hoạt động tra cứu bản quyền tác giả sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong thực tế như:

  • Thứ nhất, chủ sở hữu đánh giá được khả năng bảo hộ của tác phẩm. Từ đó, bạn có thể cân nhắc và quyết định có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ cho tác phẩm không;
  • Thứ hai, việc tra cứu sẽ giúp cho tác giả tiết kiệm thời gian, công sức hơn trong việc bảo hộ tác phẩm của mình;
  • Thứ ba, việc tra cứu bản quyền tác giả sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ trùng lặp tác phẩm của mình so với các tác phẩm khác, từ đó mà có quyết định đề nghị hủy giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đó hay không.

Tra cứu quyền tác giả ở đâu?

Theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, có thể tra cứu bản quyền tác giả trên hệ thống dữ liệu của Cục Bản quyền tác giả tại website: http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam?AspxAutoDetectCookieSupport=1.

Hồ sơ cần để tra cứu bản quyền tác giả gồm những gì?

Để thực hiện thủ tục tra cứu bản quyền tác giả, bạn tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

  • Tên bản quyền tác giả cần tra cứu;
  • Loại hình tác phẩm sẽ đăng ký bản quyền;
  • Thông tin sơ qua về loại hình tác phẩm tra cứu (hình ảnh, âm thanh, nội dung…).

Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả nhanh chóng, chính xác

Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, bạn có thể tra cứu bản quyền tác giả trên internet. Thực hiện tra cứu bản quyền tác giả, bạn làm theo các bước sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc tra cứu.
  • Bước 2. Bạn truy cập website http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam?AspxAutoDetectCookieSupport=1 để tiến hành tra cứu theo hướng dẫn của Cục Bản quyền tác giả và nhận kết quả.

Bạn cũng cần chú ý rằng kết quả tra cứu trực tuyến chỉ mang tính chất cho chúng ta tham khảo 1 phần nào đó chứ không phải chính xác hoàn toàn. Vì vậy người tra cứu cũng đồng thời cần phải có thêm kinh nghiệm và kiến thức pháp luật liên quan thì mới đánh giá chính xác được.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hướng dẫn tra cứu bản quyền tác giả nhanh chóng năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu bản quyền tác giả là gì?

Tra cứu bản quyền tác giả là việc đánh giá khả năng bảo hộ của tác phẩm, việc này giúp chúng ta đánh giá được tác phẩm có trùng hoặc tương tự với tác phẩm nào đó đã được bảo hộ hay không để đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất cho tác phẩm.

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?

Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Pháp luật quy định về quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác có thể là cá nhân; pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân; pháp nhân trong nước có thể trực tiếp; hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.
Đối với cá nhân; pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam; sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.