Thuế GTGT cho thuê văn phòng là bao nhiêu?

23/09/2022
Thuế GTGT cho thuê văn phòng
937
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi hiện có một văn phòng trống và tôi dự định cho thuê lại. Nhưng tôi không biết với trường hợp văn phòng cho thuê có bắt buộc đóng thuế GTGT theo quy định pháp luật không ạ? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về thuế cũng như làm sáng tỏ Thuế GTGT cho thuê văn phòng. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Ai là người phải nộp thuế GTGT?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Lưu ý: Người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

– Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

– Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

– Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

– Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.

Người nộp thuế là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Hay nói cách khác, cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu trong một năm dương lịch > 100 triệu đồng.

Thuế GTGT cho thuê văn phòng
Thuế GTGT cho thuê văn phòng

Cho thuê văn phòng có phải đóng thuế không? 

Tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:

“Đối với hoạt động cho thuê văn phòng (nhà), quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.”

Căn cứ vào điểm trên thì các loại thuế cho thuê văn phòng mà chủ văn phòng cần đóng tùy thuộc vào doanh thu từ việc cho thuê, có trường hợp được miễn thuế có trường hợp phải đóng lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.

Thuế đối với người cho thuê văn phòng

Căn cứ vào Khoản 3 điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) quy định rằng chủ nhà khi cho thuê nhà, trong đó thời gian cho thuê không trọn năm và có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ không phải nộp thuế. Ngược lại nếu phát sinh doanh thu từ 100 triệu/ năm trở lên sẽ phải nộp thuế.

Giả sử người chỉ có 1 căn nhà và cho thuê với giá 15 triệu đồng/ tháng nhưng chỉ cho thuê được 6 tháng. Như vậy theo quy định mới, tổng doanh thu của năm đó là 90 triệu đồng (< 100 triệu/ năm) thì chủ nhà không phải đóng 2 loại thuế sau, bao gồm: thuế TNCN, thuế GTGT.

Cách tính thuế GTGT và thu nhập cá nhân cho thuê văn phòng

Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định:
“Đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống, hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình 1 tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”.

Thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x 5%

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%

Ví dụ: chị B cho thuê nhà liên tục từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2022, tiền cho thuê hàng tháng là 9 triệu đồng. Khi đó, tổng số tiền thuê nhà và thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng mà chị B phải nộp được tính như sau:

Năm 2021, chị B cho thuê nhà trong 3 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12), thu nhập là: 3 tháng x 9 triệu đồng = 27 triệu đồng (<100 triệu đồng). Do đó, năm 2021, chị B không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê nhà ở.

Năm 2022, chị A cho thuê nhà trong 12 tháng (từ tháng 1 đến hết tháng 12), thu nhập là: 12 tháng x 9 triệu đồng = 108 triệu đồng (> 100 triệu đồng). Do đó, đến năm 2022, chị B sẽ phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà ở của mình.

Thuế TNCN = 108 triệu x 5% = 5 triệu 400 ngàn

Thuế GTGT = 108 triệu x 5% = 5 triệu 400 ngàn

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Thuế GTGT cho thuê văn phòng“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, Giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ thám tử mạng, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,làm sổ đỏ lần đầu, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm xác định thuế GTGT như thế nào?

Đối với bán hàng hóa là thời điểm giao hàng hóa cho người mua không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm nghiệm thu hoàn thành xong việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm khách hàng ứng trước. Thời điểm nào xảy ra trước thì sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế vào thời điểm đó;
Đối với thi công xây dựng, lắp đặt (bao gồm nguyên vật liệu và cả đóng tàu) là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hoàn thành hết các hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.

Mức giảm thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về mức giảm thuế giá trị gia tăng như sau:
“2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.
Do đó, mức thuế giá trị gia tăng được giảm đối với cơ sở kinh doanh thính thuế theo phương pháp khấu trừ là 8%, theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20%.”
Do đó, mức thuế giá trị gia tăng được giảm đối với cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ là 8%, theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20%.
Như vậy, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Mức thuế giá trị gia tăng được giảm đối với cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ là 8%, theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20%.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.