Xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không?

21/09/2022
Xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không?
445
Views

Xin chào Luật sư 247. Con tôi năm nay được hơn 1 tuổi nhưng gia đình tôi chưa đăng ký khai sinh cho cháu. Mẹ của cháu thì đã bỏ đi, chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Tôi có thắc mắc rằng tôi có thể làm giấy khai sinh kết hợp với thủ tục nhận cha cho con được không? Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con của chúng tôi có bắt buộc phải có giấy xét nghiệm ADN không hay có thể xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con năm 2022

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nhận cha mẹ con như sau:

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Theo quy định trên, người muốn đăng ký nhận cha mẹ con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không?
Xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Hồ sơ cần chuẩn bị làm giấy khai sinh cho trẻ kết hợp nhận cha mẹ con gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con như sau:

“Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”

Theo đó, trường hợp làm giấy khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con thì cần chuẩn bị tờ khai đăng ký khai sinh và tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo mẫu; giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh; chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

Xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP về chứng từ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:

“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”

Theo quy định, trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, không bắt buộc phải có giấy xét nghiệm ADN. Hai bên có thể làm cam kết và có ít nhất hai người làm chứng ký là được.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xác nhận cha không cần xét nghiệm ADN được không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách soạn thảo công văn tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con là bao nhiêu?

Lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con được tính theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con chung thì việc xác định cha mẹ con như thế nào?

Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện thủ tục xác nhận cha mẹ con?

Theo quy định tại Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con được xác định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:
+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.