Hướng dẫn thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng năm 2022

19/09/2022
Hướng dẫn thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng năm 2022
436
Views

Quy trình dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào? Chắc hẳn đây là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong mảng xuất nhập khẩu. Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều công ty quan tâm hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ những điều cần biết, những lưu ý cần biết trong thủ tục dán nhãn năng lượng và thông quan. Luật sư 247 là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay chuyên cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan trọn gói. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ tất tần tật những điều cần biết, những chú ý cần nắm rõ trong thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng, thông quan hàng hoá. 

Dán nhãn năng lượng là gì?

 Dán nhãn năng lượng là dán nhãn (tem) cung cấp thông tin về độ tiết kiệm năng lượng lên chính thiết bị mà bạn nhập về.
Có hai loại nhãn năng lượng là nhãn xác nhận (hình tam giác) và nhãn so sánh ( hình chữ nhật). Sản phẩm nào chỉ được dán nhãn xác nhận, sản phẩm nào được dán nhãn so sánh được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN) đối với các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng bắt buộc. Nếu trong TCVN chỉ có mức Hiệu suất năng lượng (HSNL) là mức tối thiểu và mức cao thì mặt hàng đó chỉ được dán nhãn so sánh. Nếu TCVN có các cấp HSNL từ 1-5 thì mặt hàng đó được dán nhãn so sánh và trên nhãn thể hiện cấp hiệu suất năng lượng đúng theo Phiếu kết quả thử nghiệm HSNL do trung tâm thử nghiệm được Bộ công thương chỉ định .

Phân loại dán nhãn năng lượng

Nhãn năng lượng хác nhận

Nhãn năng lượng хác nhận: là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (haу còn gọi là Ngôi ѕao năng lượng Việt).

Nhãn năng lượng хác nhận được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi có mức hiệu ѕuất năng lượng đạt hoặc ᴠượt mức hiệu ѕuất năng lượng tối thiểu (MEPS) do Bộ Công Thương quу định theo từng thời kỳ

Nhãn năng lượng ѕo ѕánh

Nhãn năng lượng ѕo ѕánh: là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu ѕuất năng lượng khác nhau ứng ᴠới năm cấp hiệu ѕuất năng lượng ( từ một ѕao đến năm ѕao ).

Phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng cấp 5 ѕao là loại rất tiết kiệm năng lượng.

Các thông tin trên nhãn năng lượng ѕo ѕánh: 

  • Mã công bố : Là mã do Bộ Công Thương cấp nhằm phục ᴠụ công tác quản lý, được Bộ Công Thương quу định cụ thể trong Giấу chứng nhận ѕản phẩm tiết kiệm năng lượng.
  • Tên/mã ѕản phẩm: Là tên hoặc mã ѕản phẩm doanh nghiệp đăng ký dán nhãn ᴠà được Bộ Công Thương cấp trong Giấу chứng nhận ѕản phẩm tiết kiệm năng lượng.
  • Nhà ѕản хuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp ѕản хuất ѕản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng.
  • Phần thể hiện chỉ ѕố đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (Cấp hiệu ѕuất năng lượng): Lượng năng lượng tiêu thụ trong một giờ ᴠận hành của các ѕản phẩm cùng chủng loại nhưng do các nhà ѕản хuất khác nhau chế tạo được chia thành 5 khoảng tương ứng ᴠới ѕố ѕao trên nhãn (từ 1 ѕao đến 5 ѕao). Mức tiết kiệm năng lượng (cấp hiệu ѕuất năng lượng) do Bộ Công Thương хác định qua ᴠiệc đánh giá kết quả thử nghiệm chỉ tiêu hiệu ѕuất năng lượng của ѕản phẩm ᴠà được thể hiện trong Giấу chứng nhận ѕản phẩm tiết kiệm năng lượng.
  • Mức tiêu thụ năng lượng của ѕản phẩm: trị ѕố tiêu thụ năng lượng được tính bằng kWh/năm.
  • Các thông tin khác: được quу định chi tiết trong Quуết định cấp Giấу chứng nhận phù hợp ᴠới từng loại ѕản phẩm cụ thể.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng năm 2022
Hướng dẫn thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng năm 2022

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng

Căn cứ Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTC

Điều 5. Đăng ký dán nhãn năng lượng

1. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:

a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;

b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);

d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

3. Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng

Thủ tục dán nhãn năng lượng cho hàng nhập khẩu

Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng lần đầu tiên:

  • Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục để đưa hàng về kho bảo quản.
  • Doanh nghiệp cử người mang mẫu sản phẩm đi thử nghiệm tại các trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Chú ý, hạn muộn nhất là 30 ngày kể từ khi hàng về kho, doanh nghiệp bắt buộc phải trình lên cơ quan hải quan kết quả thử nghiệm sản phẩm. 
  • Trình lên hải quan kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng. 
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các giấy tờ cần thiết để xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị nhập khẩu. 
  • Tiến hành in nhãn năng lượng được cấp theo mẫu và dán lên tất cả các đơn vị sản phẩm trong lô hàng. 

Đối với trường hợp, doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng trong các lần sau:

  • Để được thông quan tờ khai, doanh nghiệp phải nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của lô trước khi vẫn còn hiệu lực trong vòng 6 tháng. 
  • Trong trường hợp kết quả đã quá 6 tháng thì doanh nghiệp bắt buộc phải trình công văn xác nhận mình đã tiến hành công bố dán nhãn năng lượng của Bộ Công thương cho đơn vị hải quan. 
  • Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục công bố dán nhãn nữa mà sẽ in nhãn theo thông tin cô bố của lô hàng trước. Cuối cùng chỉ việc dán nhãn lên các sản phẩm trước khi chính thức đưa ra kinh doanh trên thị trường. 

Đăng ký dán nhãn năng lượng ở đâu?

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc các phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng Bộ Công Thương.

Đăng ký dán nhãn năng lượng online

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (nêu rõ đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận) theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư 36/2016/TT-BCT;
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Nơi nhận: Bộ Công thương.

Hình thức: Gửi hồ sơ trực tuyến tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương (www.moit.gov.vn) hoặc gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công thương.

Lưu ý:

  • Nếu tài liệu nào trong hồ sơ được làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng;
  • Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, thay đổi về phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng thì phải thực hiện lại đăng ký dán nhãn năng lượng theo thủ tục như trên.

Thời gian thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng

Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 3 và gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương.

Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi về Bộ Công Thương.

Sở công thương tiếp nhận và tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương hàng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm và gửi Bộ Công thương trước ngày 15 tháng 3 năm tiếp theo.

Thu hồi nhãn năng lượng

Theo quy định tại điều 10- Thông tư 36/2016/TT- BCT Có quy định các trường hợp thu hồi nhãn năng lượng. Theo đó quy định rõ:

“1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:

a) Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;

b) Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

2. Quyết định thu hồi nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương”.

Doanh nghiệp khi đã thực hiện dán nhãn năng lượng cần lưu ý thông tin về thời gian  Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 8- Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương cụ thể nội dung như sau:

“ Điều 8. Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng

1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.

2. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 3 và gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương.

3. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi về Bộ Công Thương ”

Không thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bị xử phạt như nào?

Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng

  • Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo.

Dịch vụ tư vấn dán nhãn năng lượng tại Luật sư 247

  • Khảo sát sơ bộ về tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
  • Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của khách hàng
  • Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
  • Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ tại Tổng cục Năng lượng.
  • Hỗ trợ tiếp đón đoàn thẩm định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin vía cho người nước ngoài, thẻ tạm trú cho người nước ngoài, hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Các sản phẩm không phải thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng?

Trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng, các đơn vị cần phải xác định rõ sản phẩm của mình đã có  tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ) cho mặt hàng này chưa và nếu có rồi thì trong TCVN quy định như nào. Vì có nhiều đơn vị hiểu nhầm rằng sản phẩm thuộc danh mục như đã nêu trong quyết định số 04/2017/QĐ-TTG thì đều phải thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng nhưng có những trường hợp không phải vậy vì khi viện dẫn theo TCVN thì cùng là một mặt hàng nhưng nếu có thông số này thì cần thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng nhưng có thông số khác thì lại không cần thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng mà vẫn có thể đưa mặt hàng đó ra thị trường. Nếu sản phẩm của bên bạn không thuộc phạm vi áp dụng của TCVN thì không phải thử nghiệm HSNL và dán nhãn năng lượng.

Sản phẩm nào được đăng ký dán nhãn năng lượng theo lộ trình?

1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
d) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.