Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng như thế nào?

09/09/2022
Hướng dẫn xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng năm 2022
993
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc như sau muốn nhờ ban tư vấn của Luật sư 247 giải đáp: Tôi là chủ nhà thầu của một công trình xây dựng, tôi muốn biết về những quy chuẩn kỹ thuật chung về đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng. Cách xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng như thế nào? Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm an toàn trong thi công xây dựng ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Người sử dụng lao động cần đảm bảo an toàn bằng biện pháp nào trước và trong quá trình triển khai hoạt động xây dựng?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định người lao động phải có trách nhiệm sau:

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn và các biện pháp cần thiết khác để:

+ Bảo vệ cho người làm việc trên công trường và người ở khu vực lân cận trước các nguy cơ gây suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong phát sinh từ công trường;

+ Đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng.

– Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (xem 2.18), xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để ĐBAT bằng các biện pháp sau:

+ Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;

+ Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể;

+ Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.

Chú thích 1: Quy định về vùng nguy hiểm nêu tại 2.1.1.3 và 2.1.1.4.

Chú thích 2: Trường hợp sau khi xác định mà vùng nguy hiểm có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng (như phạm vi của vùng nguy hiểm bao trùm ra ngoài rào chắn công trường) thì việc kiểm soát ĐBAT phải được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng, phù hợp với các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng như thế nào?
Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng như thế nào?

Chú thích 3: Việc xác định các yếu tố có hại nhằm mục đích để người sử dụng lao động có biện pháp ngăn ngừa và chuẩn bị, trang bị các PTBVCN phù hợp và (hoặc) các thiết bị hỗ trợ khác để ĐBAT cho người lao động.

Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình sau:

– Khu vực có đường dây dẫn điện trần, đường dây truyền tải điện; khu vực đặt các trạm điện, thiết bị cấp điện (trạm biến áp, máy phát điện); khu vực đang thi công, lắp đặt điện hoặc đang sử dụng các thiết bị điện; khu vực thi công có sử dụng chất nổ;

– Khu vực có nguy cơ cháy, nổ do các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác;

– Khu vực đặt các kho chứa chất nổ, chất dễ cháy, nổ và hóa chất nguy hiểm khác;

– Khu vực lưu trữ vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị mà chúng có nguy cơ bị trượt, đổ; khu vực có các lỗ mở hoặc hố trên mặt đất (có hoặc không có nước); khu vực có nguy cơ lún sụt, lở đất đá nhưng chưa được xử lý để đảm bảo an toàn; khu vực có các vật, cây có thể đổ vào; khu vực ở dưới hoặc ở trên đồi, núi, mái đất đá dốc, mặt dốc có nguy cơ sạt, trượt, lở đất đá;

– Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã;

– Khu vực có xe, máy, tàu, thuyền, phao, bè, thiết bị nổi khác, thiết bị thi công khác (sau đây viết gọn là máy, thiết bị thi công) đang làm việc;

– Khu vực có công trình hiện hữu mà công trình này có nguy cơ sụp đổ nhưng chưa được gia cường hoặc chống đỡ;

– Khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống;

– Khu vực gần ao, hồ, suối, sông, biển;

– Khu vực thi công trên mặt nước hoặc dưới nước (kể cả các đầm lầy);

– Khu vực thử nghiệm các thiết bị, đường ống có áp suất;

– Không gian hạn chế mà ở đó có thể xảy ra thương tích nghiêm trọng cho người ở trong và (hoặc) gần không gian đó;

– Khu vực chưa được thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ.

– Giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định như sau:

+ Giới hạn vùng nguy hiểm từ điểm a đến g, điểm i, k và m của 2.1.1.3 được xác định theo quy định cụ thể tại các mục có liên quan đến công việc thi công hoặc sử dụng máy, thiết bị thi công của quy chuẩn này;

+ Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm h của 2.1.1.3 xác định theo hình chiếu bằng và lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị được xác định riêng cho từng loại công việc thi công xây dựng quy định trong các mục có liên quan của quy chuẩn này và giá trị quy định trong Bảng 1;

Hướng dẫn xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng
Hướng dẫn xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng

+ Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm l của 2.1.1.3 xác định theo chỉ dẫn về công việc thử nghiệm của nhà sản xuất. Riêng đối với các đường ống có áp suất, giới hạn vùng nguy hiểm lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và giá trị quy định trong Bảng 2;

Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng
Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng

+ Giới hạn vùng nguy hiểm nêu tại điểm n của 2.1.1.3 được xác định căn cứ vào hướng dẫn của tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ trên cơ sở các quy định của Bộ Quốc phòng và QCVN 01:2012/BQP.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm an toàn trong thi công xây dựng

Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả (đối với công trình đang thi công xây dựng):

a) Buộc lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc sử dụng thiết bị thi công có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

c) Buộc có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

d) Buộc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động với hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này;

đ) Buộc lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

e) Buộc quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này;

g) Buộc thực hiện đúng phương án, giải pháp phá dỡ theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

h) Buộc mua bảo hiểm theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”

Có thể thấy rằng, trường hợp không trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình ngoài bị phạt tiền theo quy định pháp luật, thì còn phải buộc trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình.

Có thể bạn quân tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hướng dẫn xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ đơn phương ly hôn nhanh nhất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt, đình chỉ công trình xây dựng ?

Căn cứ theo quy định của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP hiện nay, thì: Cấp sở xây dựng; Thanh tra xây dựng (Phòng chuyên môn quản lý đô thị cấp Quận huyện); Cấp xã/phường cũng có quyền ra quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình và lập biên bản yêu cầu ngừng thi công công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị.

An toàn lao động trong thi công xây dựng là gì?

Khái niệm an toàn xây dựng là gì có thể được hiểu là an toàn lao động trong xây dựng nhà ở, nhà cao tầng… và được gọi với tên gọi đầy đủ là an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Các yếu tố nguy hiểm trên công trường xây dựng là gì?

Các yếu tố nguy hiểm trên công trường xây dựng gồm:
Tai nạn do ngã
Vật rơi
Tai nạn ro hào, rãnh
Giật điện
Chấn thương do hoá chất
Chấn thương do ráng sức, làm việc không đúng tư thế
Tai nạn do thiết bị nặng, máy móc gây ra
Cháy nổ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.