Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ bồi thường đối với đất trồng lúa?

08/09/2022
Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ bồi thường đối với đất trồng lúa
417
Views

Theo nguyên tắc, khi thu hồi đất thì Nhà nước phải bồi thường về đất cho người dân. Tuy nhiên, trên đất còn có các tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm cả cây trồng. Vậy mức bồi thường đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào? Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng ra sao? Trường hợp nào không được bồi thường đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng

Theo Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.”

Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản, trong đó có cây trồng thì được bồi thường.

Mức bồi thường đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất mới nhất 2022

Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ bồi thường đối với đất trồng lúa
Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ bồi thường đối với đất trồng lúa

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường được tính như sau:

Trường hợp 1: Bồi thường với cây trồng hằng năm

– Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.

– Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

Trường hợp 2: Bồi thường với cây trồng lâu năm

– Mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

– Ngoài tiền bồi thường về đất (nếu đủ điều kiện) thì còn được bồi thường về cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Mỗi địa phương giá của vườn cây lâu năm tại mỗi thời điểm là khác nhau.

Trường hợp 3: Bồi thường với cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác

– Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

– Thông thường việc bồi thường với cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác áp dụng với các loại cây trồng lâu năm.

Trường hợp 4: Bồi thường về rừng

Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ được bồi thường đối với loại đất trồng lúa nước?

Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

– Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

– Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

– Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

– Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Như vậy, Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ người dân không chỉ được bồi thường đối với loại đất trồng lúa nước mà các loại cây trồng khác như cây lâu năm, cây rừng trồng… vẫn được bồi thường nếu đáp ứng theo các tiêu chí nêu trên.

Trường hợp nào không được bồi thường đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất?

Theo Điều 92 Luật này các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất như sau:

1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này. Cụ thể:

  • Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
  • Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
  • Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng thì chỉ bồi thường đối với đất trồng lúa?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 90 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
– Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
– Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trên đây là những quy định về bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản.

Giá bồi thường đất cây trồng lâu năm ước tính như thế nào so với đất thường khi xây dựng công trình nhà nước?

Theo quy định, giá bồi thường đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất bằng 30% giá đất cụ thể cùng loại đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường.

Khi nhà nước thu hồi đất, giá bồi thường đất đối với cây trồng lâu năm có khác cây hàng năm không?

Khi thu hồi đất mà có thiệt hại đối với cây trồng là cây hàng năm thì mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.