Người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

08/09/2022
Người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
1012
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện tại, địa phương em đang tiến hành đăng ký tham gia nghĩa vụ, em có thắc mắc rằng người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Hay việc đi nghĩa vụ quân sự là có bắt buộc không? Bên cạnh đó, em có thắc mắc trong trường hợp ông nội là người góc Hoa thì cháu có được thi vào trường quân đội không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?

Tại điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là nghĩa vụ như sau:

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Do đó, nghĩa vụ nói chung và nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc,tôn giáo, học vấn, thành phần xã hội, nghề nghiệp, nơi cư trú…

Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân:

– Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi tại thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

– Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị: Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội.

Người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Như vậy, có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam. Riêng công dân nữ thì thực hiện nghĩa vụ quân sự theo sự tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về vấn đề tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Căn cứ theo quy định trên, viêc tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ không phân biệt dân tộc. Chính vì vậy, trường hợp người dân tộc Hoa, nếu đáp ứng được các điều kiện khác để tham gia nghĩa vụ quân sự thì vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ông nội có gốc là người dân tộc Hoa thì cháu có được thi vào Quân đội không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển sinh đối vào các trường quân đội như sau:

* Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức:

– Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.

–  Chính trị, đạo đức

+  Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;

 +Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;

– Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

* Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi:

– Tính đến thời Điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề (sau đây viết gọn là tốt nghiệp trung học).

– Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tính đến năm dự tuyển thì Thanh niên ngoài Quân độ phải  từ 17 đến 21 tuổi; Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi (riêng đối tượng thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi).

* Tiêu chuẩn về sức khỏe: Cá nhân muốn đăng ký dự tuyển vào các trường quan đội thì cả nam và nữ phải đạt sức khỏe loại 1 và loại 2 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòng ngực và đáp ứng một số tiêu chuẩn quy định riêng quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BQP.

Như vậy theo quy định, việc xét lý lịch chính trị bản thân và gia đình rõ ràng là một trong những điều kiện bắt buộc đối với thí sinh đăng ký dự tuyển thi vào các trường Công an/quân đội. Khi thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường quân đội sẽ có cán bộ được cử đi thẩm tra để xác minh có đủ tiêu chuẩn về chính trị thi vào ngành quân đội hay không.

Tuy nhiên bên cạnh đó, quy định cụ thể về việc xét lý lịch gia đình như thế nào hiện nay chưa có văn bản nào được công bố công khai. Vì vậy, trong trường hợp ông nội là dân tộc Hoa, việc có đủ điều kiện dự thi vào các trường quân đội hay không sẽ phải phụ thuộc vào cơ chế xét tuyển thuộc quy định ngành; phụ thuộc vào nội dung và kết quả thẩm tra.

Để biết chắc chắn về quy định về vấn đề này, người dự thi có thể liên hệ với các cơ quan quốc phòng tại địa phương để biết chính xác về điều kiện mà pháp luật quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Người dân tộc Hoa có phải đi nghĩa vụ quân sự không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, thủ tục tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, hay tìm hiểu quy định về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…của luật sư 247, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Ai được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự?

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự, các đối tượng sau đây được miễn gọi nhập ngũ:
– Con liệt sĩ, thương binh hạng một.
– Một anh/một em trai của liệt sĩ.
– Một con của thương binh hạng hai; bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc tại vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về các trường hợp bị nghiêm cấm trong khi thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Khi nào truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự?

Trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.