Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

06/09/2021
hanh-vi-can-tro-giao-thong-duong-sat-bi-xu-ly-nhu-the-nao
955
Views

Hiện nay, đường sắt đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội của đất nước. Giao thông đường sắt giúp công tác vận chuyển hàng hóa; giao thương trong nước và các nước khác trong khu vực. Xác định vai trò đó, định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết và nên được quan tâm đúng mức. Pháp luật đã có những quy định để đảm bảo giao thông đường sắt diễn ra một cách an toàn, bền vững; nghiêm cấm các hành vi cản trở giao thông đường sắt. Vậy, hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Luật đường sắt 2017

Đường sắt là gì?

Đường sắt, hay vận tải đường sắt, là loại hình vận chuyển; vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray.

Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

Hành vi cản trở đường sắt được quy định tại điều 268 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi: Có một trong các hành vi sau:

  • Có hành vi đặt chướng ngại vật trên đường sắt. Được hiểu là hành vi đặt chướng ngại vật trên đường sắt như đất, đá, cây… lên đường ray gây gián đoạn, ùn tắc giao thông;
  • Có hành vi làm xê dịch ray, tà vẹt. Được hiểu là hành vi làm thay đổi vị trí, tà vẹt từ nơi này đến nơi khác;
  • Có hành vi khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt (xem giải thích tương tự tội cản trở giao thông đường bộ);
  • Có hành vi làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt (xem giải thích tương tự tội cản trở giao thông đường bộ)
  • Để súc vật đi qua đường sắt mà không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
  • Có hành vi đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt;
  • Có hành vi lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;
  • Có hành vi khác cản trở giao thông đường sắt.

Về hậu quả: Hành vi nêu trên phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mối bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Khách thể

Hành vi này xâm phạm đến trật tự an toàn trong hoạt động giao thông đường sắt.

Mặt chủ quan

Người phạm tội tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt

Khung 1

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có hành vi cản trở đường sắt thuộc một trong các trường hợp sau hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm:
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 4

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

Cản trở giao thông đường sắt trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong một số trường hợp;  nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Cần làm gì khi phát hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt?

Căn cứ theo điều 47 Luật đường sắt 2017, khi phát hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt, cần phải có trách nhiệm kịp thời báo cho ga đường sắt, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.

Mời bạn đọc xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Công trình đường sắt là gì?

Căn cứ theo khoản 6 điều 3 Luật đường sắt 2017:
Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt; bao gồm: đường; cầu; cống; hầm; kè; tường chắn; ga; đề-pô; hệ thống thoát nước; hệ thống thông tin, tín hiệu; hệ thống báo hiệu cố định; hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

Hoạt động kinh doanh đường sắt là gì?

Kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Trả lời