Không niêm yết giá thuốc bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

05/09/2021
Chủ thể của vi phạm pháp luật là đối tượng nào?
1971
Views

Hiện nay, tình trạng không niêm yết giá thuốc đang diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thích đáng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan tới hành vi này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có liên quan và đang nhận được sự quan tâm của dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một cửa hàng thuốc đã bị xử phạt vì không niêm yết giá thuốc cụ thể.

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 4/9, Cục Quản lý thị trường Gia Lai cho biết; Đội số 4 vừa phối hợp với Công an huyện Chư Sê kiểm tra và xử phạt một nhà thuốc trên địa bàn vi phạm các quy định về bán lẻ thuốc.

Cụ thể, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện Nhà thuốc Thụ Hòa (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do ông Tr.Ng.Q.Th. làm chủ không niêm yết giá các mặt hàng vật tư y tế (nhiệt kế, băng gạc, bông); Không niêm yết giá bán lẻ bằng đồng Việt Nam; Không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược theo quy định.

Đồng thời, nhà thuốc không mở sổ hoặc không sử dụng máy tính để quản lý nhập, xuất, tồn trữ; theo dõi số lô, hạn dùng; nguồn gốc của thuốc và thông tin liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Vậy hành vi không niêm yết giá thuốc này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật dược 2016

Nghị định 109/2013/NĐ-CP

Nghị định 49/2016/NĐ-CP

Nghị định 54/2017/NĐ-CP

Quy định của pháp luật về quản lý giá thuốc

Theo điều 106, Luật dược 2016, nguyên tắc quản lý giá thuốc được quy định như sau:

1. Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá; cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh; người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

4. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để quản lý giá thuốc phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Quy định của pháp luật về việc niêm yết giá thuốc

Việc niêm yết giá thuốc được quy định tại điều 135, Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành như sau:

1. Trách nhiệm niêm yết giá thuốc:

a) Các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch; hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc;

b) Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc;

c) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.

2. Yêu cầu đối với việc niêm yết giá thuốc:

a) Việc niêm yết giá bán buôn được thực hiện bằng hình thức thông báo công khai trên bảng; trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp; và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng; cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in; ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng; trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát; nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc;

c) Đồng tiền niêm yết giá là đồng Việt Nam;

d) Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của thuốc.

Hành vi không niêm yết giá thuốc sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013; của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ) quy định theo các khung xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa; dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;

b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể; hoặc không nằm trong khung giá; hoặc cao hơn mức giá tối đa; hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa; dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Do đó, đối với Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu những hành vi này được lập lại nhiều lần; tái phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi không niêm yết giá thuốc

Theo quy định Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP; Khoản 11, Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP thì những người sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến niêm yết giá, định giá:

– Các chức danh thuộc lực lượng quản lý thị trường: Đội trưởng đội quản lý thị trường; Cục trưởng cục quản lý thị trường; Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương)

– Chánh Thanh tra Sở Tài chính;

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện;

– Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.

– Trưởng đoàn thanh tra liên ngành về giá;

– Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.

* Riêng Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi về niêm yết giá quy định tại Điều 12, Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo quy định mới
Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?
Giả nhân viên y tế tẩm thuốc mê vào khẩu trang lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Không niêm yết giá thuốc bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện về kho thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Kho thuốc bảo vệ thực vật
• Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
• Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam.

Căn cứ vào đâu để xác định xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi sản xuất thuốc giả?

Căn cứ vào giá trị của số lượng thuốc giả được sản xuất so với số lượng thuốc thật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận