Sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu?

03/09/2022
Sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu
538
Views

Bắt người phạm tội quả tang là một việc làm cấp thiết để có thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội. Vậy sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu? Nên làm gì sau khi bắt người phạm tội quả tang để không trái luật? Sau khi bắt giữ người có cần phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt giữ không? Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định chi tiết về việc bắt người phạm tội quả tang, cụ thể bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất đối với:

– Người đang thực hiện tội phạm;

– Ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện;

– Bị đuổi bắt.

Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang?

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. 

Bên cạnh đó, khi thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang thì bất kỳ ai cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh cũng như để kịp thời đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người phạm tội quả tang như sau:

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Như vậy, đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Nên làm gì sau khi bắt người phạm tội quả tang để không trái luật?

Sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu
Sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu

Những việc cần làm ngay sau khi bắt người phạm tội quả tang như sau:

  • Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
  • Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.
  • Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.
  • Việc bắt người phạm tội quả tang phải được người có thẩm quyền lập thành biên bản và phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người phạm tội quả tang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết theo quy định của Điều 115 và Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Lưu ý: Khi bắt người phạm tội quả tang, người bắt phải giải ngay người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền, không được đánh đập hoặc giam giữ người phạm tội.

Quy định về việc thông báo cho gia đình người bị bắt giữ

Tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người như sau:

Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sau khi bắt người phạm tội quả tang thì đưa tới đâu?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hồ sơ quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người dân tự ý bắt người phạm tội quả tang được không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015 đối với các trường hợp bắt quả tang thì không cần có lệnh bắt mà bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đô vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Người đã bị khởi tố về hình sự có bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang không?

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật hình sự quy định về  bắt bị can, bị cáo, có thể hiểu rằng bị can phạm tội quả tang vẫn có thể bị bắt. Việc bắt người theo Bộ luật hình sự là một biện pháp ngăn chặn kịp thời tội phạm. Bị can có thể là người thực hiện hành vi phạm tội, do đó, để phục vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm, việc bắt bị can trong trường hợp phạm tội quả tang là cần thiết.

Sau khi bắt giữ người có cần phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt giữ không?

Tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người như sau:
Sau khi giữ người, bắt người, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.