Lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất có phải lấy ý kiến của nhân dân

03/09/2021
Lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất
1229
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất có phải lấy ý kiến của nhân dân hay không? Hãy cùng phòng tư vấn luật đất đai của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Có phải lấy ý kiến của nhân dân khi lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất

Căn cứ luật số 35/2018/QH14, điều 43 luật đất đai 2013; lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cấp huyện pháp lấy ý kiến của nhân dân, được thực hiện như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

+ Việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện bằng hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất;

+ Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Lấy ý kiến góp ý vào phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến góp ý trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

+ Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản góp ý kiến về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và các bộ, ngành liên quan góp ý vào phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh.

+ Nội dung văn bản góp ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh gồm:

  • Cơ sở pháp lý của việc lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh;
  • Sự phù hợp của phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
  • Mức độ phù hợp của phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
  • Việc tuân thủ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ trên địa bàn tỉnh;
  • Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.”

Nguyên tắc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất

Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:

+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;

+ Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

+ Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất

Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;

+ Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;

+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Kỳ quy hoạch sử dụng đất là bao lâu?

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

Lập quy hoạch đất quốc phòng an ninh có phải lấy ý kiến của nhân dân?

Căn cứ khoản 1 điều 6 luật số 35/2018/QH14 sửa đổi bổ sung điều 43 luật đất đai 2013. Đối với lập quy hoạch kế hoạch đất quốc phòng an ninh không yêu cầu phải lấy ý kiến của nhân dân.

Kỳ kế hoạch sử dụng đất là bao lâu?

Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Có mấy loại quy hoạch kế hoạch sử dụng đất?

– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận