Mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022

31/08/2022
Mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022
893
Views

Mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt máy móc thiết bị, dịch vụ cung cấp dịch vụ lắp đặt toàn bộ công trình hoặc hệ thống thiết bị công nghệ gia đình được quy định như thế nào, bao gồm những nội dung gì, mời các bạn cùng theo dõi tại mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022 dưới đây của Luật sư 247.

Hợp đồng sản xuất và lắp đặt

Hợp đồng sản xuất và lắp đặt máy móc, thiết bị là hợp đồng cung cấp các linh kiện, thiết bị tổng thể có đi kèm với dịch vụ lắp đặt tại nhà, tại công trình với nhiều hệ thống thiết bị có mục đích khác nhau, ví dụ như hệ thống quan sát, camera, hệ thống báo động, báo cháy, hệ thống nhận diện, tích thẻ từ.

Vai trò của Hợp đồng sản xuất và lắp đặt

Hợp đồng sản xuất lắp đặt máy móc, thiết bị được ký kết giữa đơn vị cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và người có nhu cầu sử dụng. Hợp đồng quy kết trách nhiệm và thỏa thuận của các bên lại thành văn bản để đảm bảo hành lang pháp lý và sự an toàn cho mọi tranh chấp sau này.

Hướng dẫn soạn hợp đồng sản xuất và lắp đặt

Hợp đồng sản xuất và lắp đặt không khó để xác lập, bên cạnh những điều khoản về số lượng, chất lượng, xuất xứ, giao hàng, giá cả, các bên có thể đưa thêm một số điều khoản về bảo hành, theo dõi, bảo trì để tránh những bất cập sau này.

Bàn giao thiết bị công nghệ đúng về số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian, cách thức đóng gói, bảo quản, nguồn gốc xuất xứ và các thỏa thuận khác trong hợp đồng; sau khi bàn giao nghiệm thu, vận hành thử thiết bị công nghệ khi hoạt động phối hợp cùng các hệ thống khác.

Trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về thiết bị công nghệ; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo trì thiết bị công nghệ; đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình (nếu có);

Mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022
Mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022

Tải xuống mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022

Điều kiện thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô

Bước 1: Thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn hoàn thành từ 04 – 06 ngày làm việc bao gồm cả thủ tục khắc con dấu và đăng bố cáo đăng tải con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó cần áp các mã ngành sau trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất, lắp ráp ô tô như sau:

Tên ngành nghềMã ngành
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác4511
Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)4512
Đại lý ô tô và xe có động cơ khác4513
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác4520
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác4530
Bán mô tô, xe máy4541
Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy4542
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy4543
Cho thuê xe có động cơ7710
Sản xuất mô tô, xe máy3091
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâuChi tiết:– Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh8299Điều 28 Luật Thương mại năm 2005

Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

Cơ sở vật chất

  • Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại bao gồm;

Yêu cầu chung về nhà xưởng

  • Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Nhà xưởng phải có đủ diện tích để bố trí các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, kiểm tra phù hợp quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô theo Dự án đầu tư.
  • Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn hoặc có biện pháp khác nhằm chống trơn trượt và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và khu vực lắp đặt, bố trí các dây chuyền sản xuất.
  • Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí ở nơi thuận tiện thực hiện, theo dõi và kiểm soát quy trình.
  • Nhà xưởng phải được trang bị các hệ thống, trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ sản xuất, lắp ráp như: Hệ thống điện công nghiệp – điện sinh hoạt; hệ thống cấp nước công nghiệp – sinh hoạt; hệ thống thông gió; hệ thống cung cấp và phân phối khí nén; máy phát điện dự phòng, bãi đậu xe, khu vực thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Dây chuyền công nghệ lắp ráp

  • Doanh nghiệp phải trang bị và lắp đặt dây chuyền công nghệ lắp ráp bao gồm: Lắp ráp khung, thân xe, lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô theo đúng quy trình công nghệ đã nêu trong Dự án đầu tư.
  • Dây chuyền lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính sau:
  • Hệ thống nâng hạ, xe vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền, hệ thống ray dẫn hướng dùng cho xe gá đẩy;
  • Các đồ gá hàn lắp cho sườn trái, sườn phải, mui xe, sàn xe, đuôi xe và cho lắp các cụm khung, vỏ đối với ô tô con; các đồ gá cho hàn lắp các dầm ngang dọc của khung đối với ô tô khách;
  • Các đồ gá chuyên dụng cho ghép mảng, cụm vỏ ô tô vào khung;
  • Đồ gá lắp thùng chở hàng vào thân đối với ô tô tải;
  • Các trang thiết bị phụ, sửa chữa đi kèm.
  • Dây chuyền lắp ráp tổng thành vàlắp rápô tô bao gồm: Lắp ráp cáccụm tổng thành, hệ thống gầm, cầu sau, cầu trước và động cơ vào khung, các cụm điều khiển chính, trang thiết bị nội thất bên trong và hệ thống cửa lên xuống, cửa cạnh vào thân ô tô,
  • Số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng trong Dự án đầu tư.

Dây chuyền hàn

  • Doanh nghiệp phải trang bị dây chuyền hàn phù hợp với từng chủng loại ô tô, nhưng tối thiểu phải trang bị các thiết bị chính sau đây:
  • Máy hàn, thiết bị hàn và đồ gá chuyên dùng.
  • Hệ thống nâng, hạ, vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền.
  • Đồ gá hàn các mảng thân ô tô.

Dây chuyền sơn

Doanh nghiệp phải có dây chuyền sơn tự động hoặc bán tự động phù hợp, gồm các công đoạn chính sau đây:

  • Làm sạch và xử lý bề mặt;
  • Rửa, loại bỏ khoáng chất và điều hòa thể tích;
  • Sơn nhúng điện ly, sơn phun, sơn áp lực, sấy;
  • Chống thấm nước;
  • Sơn trang trí, sơn bóng lớp ngoài cùng và phủ sáp để bảo vệ nước sơn.

Yêu cầu kỹ thuật về công nghệ sơn:

  • Đối với ô tô con: Thân vỏ ô tô phải được sơn nhúng điện ly lớp bên trong; lớp ngoài thân vỏ ô tô được sơn phun;
  • Đối với ô tô khách: Thân vỏ ô tô phải được sơn nhúng điện ly toàn bộ hoặc từng phần trước khi được sơn màu;
  • Đối với ô tô tải: Cabin ô tô được sơn nhúng điện ly lớp bên trong và sơn phun lớp bên ngoài; khung ô tô được sơn phun.

Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng lớp sơn như: Độ dày, độ bóng, độ bám dính bề mặt.

Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm

  • Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được trang bị các thiết bị kiểm tra chuyên dùng theo từng công đoạn lắp ráp và thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng theo quy định hiện hành bao gồm cả chỉ tiêu an toàn và nồng độ khí thải.
  • Các thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường.
  • Doanh nghiệp phải trang bị hệ thống máy tính để lưu trữ các kết quả kiểm tra chỉ tiêu ô tô lắp ráp xuất xưởng.

Đường thử ô tô

Yêu cầu chung

  • Tất cả ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải được chạy thử trên đường thử ô tô đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tối thiểu quy định tại Nghị định này. Kết quả chạy thử phải được lưu trữ trên hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
  • Đường thử xe có chiều dài tối thiểu 800 m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe sản xuất, lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại đường: Đường bằng phẳng (là loại đường có mặt đường vuông góc với mặt phẳng trung tuyến của xe và thẳng hướng theo hướng di chuyển của xe), đường sỏi đá (là loại đường có mặt đường được phủ sỏi đá), đường gồ ghề (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều trên bề mặt), đường gợn sóng (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều trên bề mặt), đường dốc lên xuống (là loại đường có độ dốc tối thiểu 20% theo cả hai chiều dốc lên và dốc xuống), đường trơn ướt (là loại đường được thiết kế với hệ số ma sát nhỏ hơn so với hệ số ma sát đường bằng phẳng), đường cua (là loại đường có hình dạng một phần của cung tròn).

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng sản xuất và lắp đặt mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Ký Hợp đồng sản xuất và lắp đặt thiết bị bằng miệng có hiệu lực không?

Hợp đồng giao dịch dân sự trong trường hợp mua bán thiết bị có thể được xác lập bằng miệng vẫn có đầy đủ hiệu lực và được bảo vệ theo quy định của pháp luật như đối với hình thức văn bản.

Hợp đồng sản xuất và lắp đặt thiết bị xuất hóa đơn như thế nào?

Việc xuất hóa đơn VAT với Hợp đồng mua bán và lắp đặt thiết bị phải tuân thủ theo các quy định của Luật thuế hiện hành, các đơn vị có thể sử dụng hóa đơn VAT giấy hoặc điện tử đều được.

Tranh chấp về Hợp đồng sản xuất và lắp đặt thiết bị thì giải quyết ở đâu?

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự, các giao dịch dân sự khi xảy ra tranh chấp thì sẽ ưu tiên xử lý theo con đường hòa giải đối thoại. Nếu việc hòa giải không đem lại hiệu quả thì một trong các bên có quyền đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc yêu cầu Trọng tài thương mại xử lý theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.