Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2022

31/08/2022
Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2022
394
Views

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từng ngày, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn thu hút một lượng lớn lao động nước ngoài. Để người lao động nước ngoài vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần phải có giấy phép lao động. Để giải đáp hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết qua bài viế “Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2022” dưới đây. 

Căn cứ pháp lý

Điều kiện người nước ngoài được cấp giấy phép lao động

5 điều kiện cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài gồm:

Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

Thứ ba, là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Thứ tư, không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

Thứ năm, được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Đối tượng người nước ngoài nào được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Việc cấp giấy phép lao động nước ngoài được áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể gồm các đối tượng như sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ cấp giấy phép lao động

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc, cụ thể:

a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này;

b) Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;

đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;

e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

g) Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2022
Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2022

5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;

b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Lưu ý:

Các giấy tờ số 2, 3, 4, 6, 8 nêu trên là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy trình cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:

1. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?

Thời hạn của giấy phép lao động được quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Làm giấy phép lao động mất bao nhiêu tiền?

Tùy từng địa phương, nơi bạn thực hiện thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người lao động mà lệ phí làm giấy phép lao động sẽ được quy định khác nhau (theo Thông tư 250/2016/TT-BTC).

Mức phí cao nhất hiện nay là 1.000.000 đồng/giấy phép lao động. Mức phí này có thể thay đổi theo thời gian tùy quy định từng địa phương.

Người nước ngoài sẽ không phải nộp lệ phí xin giấy phép lao động, trách nhiệm nộp phí thuộc về người sử dụng lao động nước ngoài.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cần được nộp lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người nộp sẽ nộp phí làm giấy phép lao động và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nếu không, người nộp sẽ được hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Dịch vụ xin cấp giấy phép lao động của Luật sư 247

Làm giấy phép lao động trọn gói là gì?

Dịch vụ làm giấy phép lao động là việc người nước ngoài chỉ cần cung cấp Hộ chiếu, Giấy khám sức khỏe và thông tin cá nhân còn các công việc còn lại do Luật sư 247 thực hiện toàn bộ cho quý khách hàng. Luật sư 247 sẽ hỗ trợ người nước ngoài chuẩn bị giấy tờ làm giấy phép lao động bao gồm:

  • Làm phiếu lý lịch tư pháp số 01 xác nhận người nước ngoài không có tiền án, tiền sự.
  • Tư vấn vị trí lao động phù hợp cho quý khách hàng
  • Xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài cho công ty tại Việt Nam
  • Gia hạn visa trong thời gian chờ xin cấp giấy phép lao động.

Dịch vụ uy tín, nhanh chóng cũng là những điểm nổi bật của chúng tôi mà quý khách hàng cần biết. Vì vậy khi quý vị có nhu cầu làm giấy phép lao động cho người nước ngoài hãy liên hệ với Luật sư 247 ngay hôm nay.

Xin giấy phép lao động nước ngoài cần những giấy tờ gì?

Một vấn đề phổ biến trong việc hoàn thành các thủ tục giấy phép lao động luôn liên quan đến các tài liệu không đầy đủ hoặc không chính xác theo yêu cầu của Bộ Lao động. Luật sư 247 luôn có cách hỗ trợ khách hàng có đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong việc cung cấp dịch vụ. Theo đó, danh sách các giấy tờ cần thiết để xin giấy phép lao động bao gồm:

  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Giấy khám sức khỏe của người nước ngoài.
  • Lý lịch tư pháp của người nước ngoài.
  • Bản sao công chứng hộ chiếu của người nước ngoài.
  • Bản sao giấy phép hoạt động của đơn vị sử dụng lao động nước ngoài.
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc nhất định.

Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia: Trình độ đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phù hợp với vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến ​​đảm nhiệm tại Việt Nam. Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí việc làm mà người lao động nước ngoài dự kiến ​​làm việc tại Việt Nam.

Đối với người lao động nước ngoài là người quản lý, cần có giấy tờ chứng minh người quản lý công ty tuân thủ các quy định tại Điều , Điều 2 của Luật Công ty, hoặc là người đứng đầu hoặc cấp phó của một cơ quan.

Đối với người lao động nước ngoài, Tổng Giám đốc là người chỉ đạo, điều hành trực tiếp các bộ phận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 

Đối với lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài: Ít nhất một năm giáo dục trong một lĩnh vực kỹ thuật hoặc lĩnh vực khác và ít nhất ba năm giáo dục chuyên nghiệp. Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề, tùy thuộc vào vị trí mà người lao động nước ngoài dự định làm việc tại Việt Nam.

Trong trường hợp của quý khách hàng cần phải có những tài liệu nào? Quý khách cần tư vấn về việc chuẩn bị giấy phép lao động theo quy định mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sãn sàng giúp đỡ quý khách một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; đừng e ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài phải được cấp giấy phép lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động tại Việt Nam?

Theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trình tự cấp giấy phép lao động như sau:
Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Xin cấp giấy phép lao động bao nhiêu ngày có kết quả?

Theo thông tin chị cung cấp, người lao động nước ngoài bên chị thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động.
Về thời hạn cấp, căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 11 Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì:
– Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.